-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tư vấn: Tắm lá gì khi bị thuỷ đậu giúp mau khỏi?
Đăng bởi Nguyễn Thanh Xuân vào lúc 06/06/2021
Thủy đậu không phải là bệnh hiếm gặp và hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện kịp thời và được thăm khám cũng như tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, sử dụng các loại thảo dược lành tính cũng được cho là giúp cải thiện các biểu hiện của thủy đậu hiệu quả, hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị bệnh. Vậy, Tắm lá gì khi bị thủy đậu giúp mau khỏi? bài viết dưới đây của Mỹ Việt sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này, cùng tìm hiểu nhé.
1. Tìm hiểu triệu chứng của bệnh thủy đậu
Là một trong số những bệnh ngoài da lành tính, triệu chứng dễ nhận biết nhất khi mắc bệnh thủy đậu chính là những nốt đỏ gây ngứa, sau đó hình thành những chỗ rộp trên da có đường kính khoảng vài milimet, đi kèm với đó là tình trạng sốt nhẹ, ho, sổ mũi, đau nhức đầu, cơ thể mệt mỏi và chán ăn.
Thủy đậu phổ biến hơn ở trẻ em
Thủy đậu còn có tên khác là bệnh trái rạ do virus Varicella Zoster (VZV) gây ra, bệnh có thể tấn công bất cứ ai nhưng phổ biến hơn ở trẻ em và phải được điều trị, chăm sóc đúng cách nếu không có thể gặp biến chứng rất nguy hiểm. Căn bệnh này thường diễn ra theo chu kỳ từ tháng 2 đến tháng 6 hàng năm, lây lan qua đường hô hấp, chủ yếu qua tiếp xúc gần và hít phải giọt bắn từ người mang bệnh hoặc thông qua bàn tay sau khi vô tình tiếp xúc với các giọt bắn trên bề mặt đồ vật.
2. Những sai lầm thường thấy khi điều trị thủy đậu
Nguyên tắc trong điều trị thủy đậu chính là kịp thời và đúng cách, tuy nhiên, có nhiều trường hợp, người bệnh làm theo các quan niệm dân gian dẫn tới nhiều biến chứng đáng tiếc. Tìm hiểu những sai lầm trong chăm sóc và điều trị bệnh thủy đậu dưới đây để tránh mắc phải lỗi tương tự bạn nhé.
Điều trị thủy đậu đúng cách, hiệu quả
- Người mắc bệnh thủy đậu không được tắm rửa, gội đầu: việc kiêng này theo các chuyên gia là hoàn toàn sai lầm. Theo đó, khi mắc bệnh, cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ để tránh vi khuẩn tích tụ trên da, có thể gây nhiễm trùng da, khiến bệnh diễn biến nặng hơn.
- Tự ý dùng thuốc kháng sinh: Với mong muốn nhanh khỏi bệnh, nhiều người lựa chọn tự điều trị với kháng sinh và thuốc chống viêm mà không thông qua thăm khám hay chỉ định của bác sĩ. Việc này vô cùng nguy hiểm bởi không những không giúp bệnh mau khỏi, tùy tiện dùng thuốc còn làm tăng nguy có kháng thuốc và những tác dụng phụ có thể làm bệnh nặng hơn.
- Tắm và uống nước gốc rạ: Đây là một trong những sai lầm phổ biến ở một vài vùng quê khi làm theo quan niệm dân gian truyền miệng. Cách điều trị này hoàn toàn không giúp bệnh mau khỏi, ngược lại còn có thể gây nhiễm trùng da, thậm chí khiến người bệnh bị ngộ độc vì uống nước gốc rạ.
3. Gợi ý cách tắm lá giúp mau khỏi thủy đậu
Khi bị mắc thủy đậu, bệnh nhân thường cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu do các nốt thủy đậu vỡ ra, chính vì vậy việc tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm trùng là rất cần thiết. Với mong muốn giúp người bệnh có thêm nhiều thông tin hữu ích, Mỹ Việt gợi ý cho bạn cách tắm với 3 loại lá vô cùng lành tính, có tác dụng hỗ trợ phục hồi da hiệu quả, cùng tìm hiểu nhé.
Tham khảo: Trẻ bị rôm sảy nên tắm lá gì?
3.1. Kháng viêm với lá kinh giới
Lá kinh giới kháng viêm hiệu quả
Được biết đến với khả năng kháng viêm, chống khuẩn, lá kinh giới là lựa chọn hàng đầu trong số những thảo dược thiên nhiên có tác dụng hỗ trợ điều trị thủy đậu.
Quá trình chuẩn bị nước tắm từ lá kinh giới khá đơn giản với khoảng 100g lá được rửa sạch, đun cùng 3 lít nước. Nước lá được đun sôi liên tục trong vòng 30 phút, sau đó pha thêm cùng nước lạnh ở nhiệt độ phù hợp. Người bệnh có thể dùng khăn mềm lau nhẹ cơ thể, tránh làm vỡ các nốt mụn, trong trường hợp thủy đậu đã hết, có thể dùng nước lá kinh giới tắm bình thường.
3.2. Tắm lá tre giúp giảm tình trạng ngứa ngáy
Lá tre giúp giảm thiểu tình trạng ngứa ngáy
Tương tự như lá kinh giới, lá tre cùng có công dụng tuyệt vời trong giảm thiểu tình trạng ngứa ngáy, khó chịu khi bị thủy đậu. Khi đun nước lá tre, bạn có thể dùng 1 nắm lá tre đã được rửa sạch cho vào đun sôi cùng khoảng 3 lít nước. Sau đó, pha thêm cùng nước lạnh, điều chỉnh nhiệt độ phù hợp và dùng lau người hoặc tắm để cải thiện triệu chứng bệnh.
3.3. Phục hồi da với lá sầu đâu
Lá sầu đâu với khả năng chống oxy hóa
Ngoài 2 loại lá trên, người bị thủy đậu cũng có thể dùng lá sầu đâu với khả năng chống oxy hóa và giảm hiệu quả tình trạng ngứa ngáy hay hỗ trợ phục hồi những vùng da bị tổn thương do mụn thủy đậu. Để tắm nước lá sầu đâu, người bệnh cần chuẩn bị khoảng 300g lá và đun trong khoảng 30 phút, sau đó pha cùng nước lạnh đến nhiệt độ vừa phải để có thể sử dụng.
4. Tắm lá khi bị thủy đậu cần lưu ý
Trong quá trình tắm lá, người bệnh cần tuân thủ và lưu ý những gì? tham khảo những gợi ý dưới đây để quá trình điều trị bệnh diễn ra hiệu quả nhất nhé.
4.1. Kiểm tra nhiệt độ nước
Một trong những lưu ý quan trọng hàng đầu khi bị thủy đậu đó là người bệnh cần dùng nước ấm để tắm gội, tuyệt đối không dùng trực tiếp nước lạnh để tránh nhiễm lạnh, dễ gây biến chứng viêm phổi hoặc thậm chí là nhiễm trùng đường hô hấp.
Sử dụng bình nóng lạnh Olympic an toàn cho gia đình
Tuy nhiên, việc chuẩn bị đủ nước nóng, nhất là khi tắm lá lại khá tốn thời gian và công sức, chính vì vậy, việc trang bị bình nóng lạnh là vô cùng cần thiết. Với ưu điểm đa dạng các mức dung tích và khả năng giữ nhiệt ấn tượng, lên tới 72 tiếng, Bình nóng lạnh Olympic tự hào khi là thương hiệu được nhiều gia đình tin tưởng lựa chọn, giúp giải quyết mọi lo lắng về nhu cầu tắm rửa, sinh hoạt hàng ngày. Ngoài lợi thế về dung tích, bình nóng lạnh Olympic cũng được ưa chuộng hơn nhờ những tính năng bền bỉ, tiết kiệm điện và đặc biệt là khả năng kháng khuẩn, mang lại nguồn nước nóng sạch tốt cho sức khỏe. Bí quyết của thương hiệu chính là ứng dụng công nghệ tráng men ướt hiện đại với lớp men kim cương và Nano bạc có tác dụng diệt khuẩn, xử lý tốt trong mọi môi trường nước, kể cả nước biển và nước giếng khoan, giúp quá trình tắm đạt hiệu quả cao nhất.
4.2. Tuân thủ chỉ định của bác sĩ
Thông thường, tình trạng bệnh của người mắc thủy đậu không nặng có thể điều trị tại nhà, tuy nhiên cần theo dõi cẩn thận và thăm khám bác sĩ trước, ngay khi phát hiện bệnh và cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ để tránh biến chứng nguy hiểm.
- Người bệnh cần được chăm sóc ăn uống đầy đủ, đủ chất.
- Khi bị thủy đậu sẽ xuất hiện tình trạng ngứa ngáy, người bệnh tuyệt đối không gãi, chà xát khiến nốt mụn vỡ sẽ làm lan rộng vùng nổi ban ở nhiều nơi và dễ gây ra sẹo.
- Lưu ý không để người bệnh ra nơi có gió mạnh hoặc gió mùa, dễ dẫn đến cảm, nhưng cũng không nên ở trong phòng quá bí bách. Lúc này, có thể bật quạt giúp không gian thoáng hơn, tránh tình trạng đổ mồ hôi khiến da ẩm ướt vô tình tạo điều kiện phát triển cho vi khuẩn gây hại.
- Phòng bệnh thủy đậu bằng cách tiêm chủng đủ 2 liều luôn là biện pháp hữu hiệu nhất, tiêm vaccine thủy đậu mũi nhắc lại sẽ giúp tạo hệ miễn dịch bền vững hơn, nhất là đối với phụ nữ có thai và trẻ nhỏ.
Bài viết trên là những tổng hợp của Mỹ Việt giúp bạn trả lời câu hỏi Tắm lá gì khi bị thủy đậu? và những sai lầm dễ mắc phải trong quá trình điều trị bệnh. Đừng quên tham khảo những lưu ý quan trọng trong quá trình tắm lá và tuân thủ chỉ định của bác sĩ để nhanh khỏi bệnh bạn nhé.