icon icon icon

Sắm lễ cúng đổ móng nhà thế nào mới ĐÚNG – ĐỦ?

Đăng bởi Phan Cẩm Tú vào lúc 20/02/2021

Đổ móng nhà là một công việc có ý nghĩa cực kỳ quan trọng về mặt tâm linh đối với một công trình. Với mong muốn cầu điều may tới, xua điều dữ đi, nhiều gia chủ đã thực hiện lễ cúng trời đất trước khi bắt đầu công đoạn quan trọng này. Vậy sắm lễ cúng đổ móng nhà thế nào mới đúng, đủ, hãy cùng Mỹ Việt tìm hiểu ngay trong bài viết sau.

Danh mục nội dung

1. Cúng đổ móng nhà là gì? Có quan trọng không?

2. Chọn ngày giờ cúng đổ móng nhà như thế nào?

3. Chuẩn bị lễ cúng đổ móng nhà 

4. Văn khấn cúng đổ móng nhà 

5. Quy trình cúng đổ móng nhà 

1. Cúng đổ móng nhà là gì? Có quan trọng không?

Cúng đổ móng là một sự kiện tâm linh vốn có từ lâu đời trong văn hóa của người Việt. Ngày nay lễ cúng này vẫn tiếp tục được thực hiện và thường diễn ra trước khi bắt đầu công đoạn đổ bê tông cho phần móng của công trình. 

Cúng đổ móng nhà là một nghi lễ tâm linh từ lâu đời của người Việt

Cúng đổ móng nhà là một nghi lễ tâm linh từ lâu đời của người Việt

Sở dĩ phong tục cúng đổ móng nhà vẫn được truyền lại cho đến hiện nay là vì buổi lễ này mang những ý nghĩa tâm linh vô cùng quan trọng:

  • Mỗi vùng đất theo quan niệm dân gian đều được cai trị bởi một vị thần, khi đổ móng nhà cũng có nghĩa là bạn đang phạm vào địa bàn của vị đó. Để việc thi công diễn ra suôn sẻ thì gia chủ phải thực hiện lễ cúng đổ móng để xin sự cho phép của thần linh. 
  • Lễ cúng đổ móng còn mang ý nghĩa mời những vong linh còn lưu lại trên mảnh đất nhà bạn rời đi nơi khác để cuộc sống sau này được yên ổn, không bị quấy phá.
  • Ngoài ra, lễ cúng được thực hiện vào ngày giờ đẹp hoàng đạo – thời điểm mà năng lượng tích cực hội tụ. Điều này báo hiệu rằng quá trình thi công ngôi nhà từ nay về sau sẽ gặp nhiều may mắn, gia chủ sinh sống trên khu đất này sẽ ấm no, sung túc.

2. Chọn ngày giờ cúng đổ móng nhà như thế nào?

Việc chọn thời điểm cúng đổ móng có ảnh hưởng rất lớn đến sự thuận lợi và suôn sẻ của quá trình thi công sau này. Dưới đây là một số lưu ý khi chọn lựa ngày giờ cúng mà gia chủ có thể tham khảo:

Chọn ngày có sao chiếu tốt: Theo chiêm tinh học, mỗi ngày sẽ mang năng lượng của một ngôi sao trong vũ trụ, trong đó có những ngôi sao đẹp, mang ý nghĩa tốt như:

  • Nguyệt Không: hợp để đổ móng nhà, khai trương cửa hiệu, cửa hàng.
  • Nguyệt Tài: động thổ, khai trương sẽ gặt nhiều may mắn, phú quý.
  • Thiên Phúc: hợp để động thổ, nhập trạch, chăn nuôi.
  • Sinh Khí: cưới hỏi, động thổ, sửa nhà đều gặp may mắn.
  • Dịch Nhật: đào móng, sửa nhà, nhập trạch thông suốt, suôn sẻ.

Ngày hoàng đạo là thời điểm tốt để tổ chức lễ cúng đổ móng nhà

Ngày hoàng đạo là thời điểm tốt để tổ chức lễ cúng đổ móng nhà

Chọn ngày hợp tuổi gia chủ: Khi xem ngày đổ móng cũng cần xét đến tuổi của người chủ gia đình. Trong đó có 3 yếu tố phải quan tâm là ngũ hành, thiên chi, địa can:

  • Theo ngũ hành: Ngũ hành tương sinh tương khắc lẫn nhau, vì vậy khi xem ngày gia chủ nên chọn những ngày phù hợp với mệnh của mình, tránh những ngày tương khắc. Ví dụ như gia chủ mệnh Thổ nên chọn ngày mang hành Hỏa, tránh ngày mang hành Mộc.
  • Theo thiên can: Chọn những ngày có thiên can phù hợp với thiên can trong năm sinh của gia chủ.
  • Theo địa chi: Khi chọn ngày đổ móng cần tránh ngày có địa chi tương hại, đặc biệt không bao giờ được chọn những ngày có địa chi thuộc bộ tứ hành xung với địa chi của gia chủ.

Chú ý đến thiên can, địa chi, ngũ hành trong tuổi của gia chủ khi chọn ngày làm lễ

Chú ý đến thiên can, địa chi, ngũ hành trong tuổi của gia chủ khi chọn ngày làm lễ

Chọn giờ hoàng đạo: Bên cạnh chọn ngày đẹp, gia chủ cũng cần lưu ý lựa chọn những giờ hoàng đạo để tiến hành làm lễ. Mỗi ngày sẽ có một số khung giờ hoàng đạo khác nhau. Giờ hoàng đạo có thể khắc chế được cả năng lượng tiêu cực xuất hiện trong những ngày xấu. Gia chủ nên lựa chọn những giờ có địa chỉ phù hợp với địa chi của mình để rinh nhiều may mắn.

3. Chuẩn bị lễ cúng đổ móng nhà

Mỗi vùng miền, mỗi trường phái phong thủy sẽ có quan niệm khác nhau về bộ lễ cúng đổ móng nhà. Tuy nhiên, tựu chung lại một mâm lễ đầy đủ cần phải có cả lễ mặn, lễ chay và hương hoa, dầu đèn. Bạn có thể tham khảo một số lễ vật cần thiết khi cúng đổ móng nhà như sau:

Lễ mặn

Lễ chay

Lễ vật khác

- 1 bộ tam sên (3 trứng, 3 tôm, 3 miếng thịt luộc)

- 1 con gà trống luộc

- 1 đĩa xôi/ bánh chưng

- 1 mâm ngũ quả

- 1 bát gạo

- 1 bát nước

- nửa lít rượu trắng

- 3 miếng trầu cánh phượng

- 5 chiếc oản đỏ

- 1 đĩa muối

- 1 đĩa gạo

- 3 hũ đựng muối, gạo, nước

- 5 phần xôi chè

- 5 phần cháo trắng

- 1 bao thuốc

- 1 lạng chè

- 1 bộ áo quan thần linh

- 1 bộ đinh vàng hoa

- 5 lễ tiền vàng

- hoa tươi

- nhang thơm

- nến/ đèn dầu

Ngoài những lễ vật như trên gia chủ có thể chuẩn bị thêm một số đồ cúng khác để mâm lễ thêm phần đủ đầy.

4. Văn khấn cúng đổ móng nhà

Một trong số những yếu tố mà gia chủ cần phải quan tâm khi chuẩn bị cho lễ cúng đổ móng nhà khác chính là văn khấn. Một bài văn khấn trọn vẹn, rõ ràng sẽ thay lời gia chủ gửi thông điệp đến thần linh và vũ trụ để xin những điều may mắn, an ổn cho ngôi nhà mới. Dưới đây là một bài văn khấn điểm hình được sử dụng trong lễ đổ móng:

Văn khấn lễ cúng đổ móng nhà

Văn khấn lễ cúng đổ móng nhà

Khi đọc văn khấn gia chủ cần lưu ý đọc to, rõ ràng, thể hiện lòng thành kính với thần linh và gia tiên để lễ cúng thêm phần linh nghiệm.

5. Quy trình cúng đổ móng nhà

Để quá trình đổ móng diễn ra suôn sẻ gia chủ nên thực hiện lễ cúng theo tuần tự các bước như sau:

Bước 1: Xin phép được làm lễ

Trước ngày làm lễ đổ móng từ 1 đến 3 hôm gia chủ nên đến Đền, Miếu hoặc Phủ gần khu vực xây dựng để thông báo việc chuẩn bị đổ móng và xin được làm lễ. 

Bước 2: Chuẩn bị bàn lễ

Bàn lễ cần được đặt quay về hướng phù hợp với tuổi của gia chủ, trải khăn phủ đỏ ngay ngắn. Sau đó gia chủ tiến hành đặt các vật phẩm đã chuẩn bị ở trên lên bàn sao cho ngay ngắn, trang trọng. Trước khi bắt đầu làm lễ gia chủ cần thanh tẩy sạch sẽ, vận trang phục chỉnh tề, kín đáo.

Bước 3: Thực hiện lễ cúng

Mâm lễ cúng được bày biện trang trọng, thể hiện thành ý của gia chủ

Mâm lễ cúng được bày biện trang trọng, thể hiện thành ý của gia chủ

Đầu tiên gia chủ cần rót trà, rót rượu, thắp đèn và 5 cây nhang thơm. Đúng giờ hoàng đạo gia chủ bắt đầu đọc bài văn khấn. Khi hương tàn thì lấy muối, gạo và nước sạch rải ra vùng đất xung quanh khu vực xây dựng, hóa vàng mã và áo quan thần linh. Đừng quên giữ lại 3 hũ muối, gạo và nước để bày lên bàn thờ Táo quân trong nhà sau khi hoàn thành xây dựng.

Sau khi kết thúc buổi lễ gia chủ có thể yêu cầu thợ thực hiện đổ móng và xây dựng như bình thường.

Xem thêm: Lễ cài sào là gì? Những điều cần biết khi cúng hoàn thành nhà mới

Mỗi công đoạn từ chọn ngày, sắm lễ cúng đổ móng nhà đến đọc văn khấn đều cần được thực hiện cẩn thận, thành kính. Mong rằng những thông tin mà Mỹ Việt mang đến ở trên sẽ giúp gia chủ có thể chuẩn bị tốt hơn cho nghi lễ này và thu được nhiều may mắn, tài lộc cho ngôi nhà mới của mình

Tags : thép Vitek, văn khấn đổ móng nhà, Đổ móng nhà
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

Hệ thống đại lý