icon icon icon

Quy trình làm móng nhà và cách làm móng nhà chắc chắn

Đăng bởi Phan Cẩm Tú vào lúc 20/02/2021

Xây dựng móng nhà là một công đoạn trọng yếu, có ảnh hưởng rất lớn đến độ vững chắc và tuổi thọ của công trình. Vậy quy trình làm móng nhà như thế nào mới đúng và giúp cho công trình của bạn luôn chắc chắn? Hãy cùng Mỹ Việt tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Danh mục nội dung

1. Phân loại và cách lựa chọn móng nhà phù hợp

1.1. Móng nông

1.2. Móng sâu

2. Quy trình làm móng nhà đảm bảo độ chắc chắn

3. Thời gian và chi phí làm móng nhà

3.1. Thời gian xây dựng móng nhà

3.2. Chi phí xây dựng móng nhà

4. Thủ tục xin cấp phép làm móng nhà

1. Phân loại và cách lựa chọn móng nhà phù hợp

Mỗi loại móng nhà khác nhau sẽ có những quy trình xây dựng khác nhau, chính vì vậy trước tiên gia chủ cần xác định đâu mới là loại móng nhà phù hợp cho công trình của mình. Hiện nay có nhiều cách phân loại móng nhà khác nhau, song phổ biến nhất chính là phân loại theo phương pháp thi công. 

Theo đó móng nhà sẽ được chia thành 2 loại chính: Móng nông (móng đơn, móng bè, móng băng) và móng sâu (móng cọc).

Để lắp đặt móng nông người ta sẽ đào hố sâu khoảng 2-3m trên nền đất sau đó xác định vị trí móng rồi lấp lại. Chính vì cách lắp đặt như vậy nên độ vững chắc của móng nông chịu ảnh hưởng rất lớn bởi chất lượng của lớp đất bề mặt. Thông thường loại móng này sẽ có sức chịu tải không cao và chỉ phù hợp với các công trình có quy mô vừa và nhỏ (nhà có độ cao dưới 5 tầng). 

Tuy nhiên, việc lắp đặt móng nông thường đơn giản, nhanh chóng với chi phí rẻ nên vẫn được các gia chủ ưa chuộng sử dụng. Hiện nay có 3 loại móng nông được ứng dụng nhiều nhất là móng đơn, móng bè và móng băng.

Móng đơn: Loại móng này được tạo ra bởi một cột trụ duy nhất bằng bê tông cốt thép, và thường được chôn sâu 1m dưới nền đất. Với thiết kế đơn giản, dễ dàng thi công và không tốn quá nhiều chi phí, móng đơn là loại móng được ứng dụng phổ biến trong các công trình dân dụng có yêu cầu về độ tải trọng trung bình (nhà quy mô nhỏ từ 1-3 tầng). Ngoài ra loại móng này cũng thường được sử dụng để làm bệ đỡ cột điện, cột đèn, chân cầu... Loại móng này nên được sử dụng tại những khu vực đất tốt, không dễ sạt lở hay sụt lún.

Móng đơn với thiết kế đơn giản

Móng đơn với thiết kế đơn giản

Móng băng: Thiết kế của móng băng phức tạp hơn so với móng đơn, nó là một cấu trúc bê tông có dạng chữ thập với một chiều dài hơn chiều còn lại. Nhờ có kết cấu như vậy móng băng có mức độ lún đều hơn so với móng cọc và chịu được tải trọng lớn. Đây chính là lý do khiến móng băng phù hợp để ứng dụng trong các công trình nhà từ 3 tầng trở lên. Móng băng có thể được xây dựng tốt ngay cả ở những nền đất xấu vừa phải.

Móng băng với kết cấu phức tạp hơn tránh sụt lún

Móng băng với kết cấu phức tạp hơn tránh sụt lún

Móng bè: Đây là loại móng được xây dựng trải rộng trên toàn bộ nền đất với chiều rộng và chiều dài đều lớn. Móng bè có khả năng chịu tải trọng lớn nên phù hợp với những công trình quy mô rộng, cao tầng, có tầng hầm... Ưu điểm của loại móng này là có thể xây dựng tốt tại ngay cả những nền đất yếu như đất ruộng, đất ven hồ, đất cát,... Nếu bạn muốn xây dựng một công trình nhà 2 tầng thì nên lựa chọn móng bè thay vì móng băng để tiết kiệm chi phí.

Móng bè được lắp đặt trên toàn bộ diện tích xây dựng

Móng bè được lắp đặt trên toàn bộ diện tích xây dựng

Móng sâu còn có tên gọi khác là móng cọc là loại móng được đóng sâu xuống nền đất thay vì đào đất lên để lắp đặt như móng nông. Nhờ kết cấu móng được cắm sâu bằng các cọc xuống lòng đất mà loại móng này có khả năng chịu tải lớn hơn, phù hợp hơn với những công trình nhà quy mô lớn, cao tầng. Một thiết kế móng cọc bao gồm cọc và các đài cọc, cọc được sử dụng để tạo ra loại móng này thường là cọc tre. 

Nhờ có kết cấu hình cọc, cắm sâu vào nền đất nên móng cọc có khả năng chịu tải lớn

Nhờ có kết cấu hình cọc, cắm sâu vào nền đất nên móng cọc có khả năng chịu tải lớn

Mỗi loại móng nhà sẽ có một số đặc điểm khác nhau, song quy trình thi công móng đều bao gồm các bước chính như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị trước khi thi công. Vệ sinh bề mặt đất xây dựng, chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu và máy móc hỗ trợ cho quá trình thi công.
  • Bước 2: Đào đất. Xác định những điểm cần đặt móng và tiến hành đào đất đến một độ sâu phù hợp. Dọn sạch hố đất vừa đào, tiến hành hút nước nếu cần thiết.

Quá trình đào được thực hiện chính xác, hiệu quả sẽ gia tăng độ vững chắc cho kết cấu móng

Quá trình đào được thực hiện chính xác, hiệu quả sẽ gia tăng độ vững chắc cho kết cấu móng

  • Bước 3: Lắp đặt cốt thép. Đổ một lớp bê tông dày khoảng 10cm lên hố đất đã đào, sau đó đặt bản kê lên lớp bê tông. Đặt cốt thép lên bản kê đã lắp đặt. Chú ý trong công đoạn này gia chủ cần lựa chọn vật liệu thép chất lượng cao, bề mặt sạch, không bám gỉ, không biến dạng.
  • Bước 4: Cốp pha. Đây là công đoạn tạo khuôn cho móng đơn bằng các tấm cốp pha. Cốp pha được đặt xung quanh lưới thép phải đảm bảo có độ dày phù hợp để chịu được áp lực từ bê tông và đủ kín để xi măng không chảy ra ngoài.

 

Bê tông được đổ vào khuôn để tạo ra hình dáng móng theo yêu cầu

Bê tông được đổ vào khuôn để tạo ra hình dáng móng theo yêu cầu

  • Bước 5: Đổ bê tông. Bê tông sau khi được trộn theo đúng quy cách sẽ được đổ vào khuôn đã được chuẩn bị ở trên. Nguyên tắc đổ bề tông là từ phía xa trước, phía gần sau và không đứng trực tiếp trên cốp pha để đổ móng. Thành quả của quá trình này là lớp bê tông có mặt cắt hình thang, cao ở giữa và thoải dần ra phía ngoài với độ dốc nhỏ.
  • Bước 6: Tháo cốp pha và bảo dưỡng. Cốp pha có thể được tháo sau 1 đến 2 ngày kể từ ngày đổ bê tông. Sau khi tháo cốp pha gia chủ nên thường xuyên tưới nước lên bề mặt bê tông để hạn chế tình trạng nứt bê tông.

Đối với móng bè và móng băng thì trước khi đến bước 6 còn có một công đoạn nữa, đó là đổ bê tông giằng móng. Giằng móng là bộ phận kết nối hệ thống móng với nhau và chúng thường có hình dáng như những khung lưới bằng thép. Giằng móng sau khi được lắp đặt sẽ được đổ một lớp bê tông để tạo độ cứng và tăng khả năng chịu lực cho công trình.

Xem thêm: Bỏ túi ngay 5 lưu ý quan trọng khi làm móng nhà

Bên cạnh quy trình thì thời gian và chi phí làm móng nhà cũng là những yếu tố được rất nhiều gia chủ quan tâm vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến ngân sách và thời gian xây dựng công trình.

Thời gian thi công hệ thống móng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như chất lượng nền đất, quy mô công trình, điều kiện thời tiết... Song nhìn chung để tạo nên một hệ thống móng hoàn chỉnh sẽ tốn khoảng 3 đến 4 tuần. Thời gian này có thể kéo dài hơn vào mùa đông khi bê tông mất nhiều thời gian hơn để đạt được độ cứng tiêu chuẩn.

Thời gian làm móng nhà phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau

Thời gian làm móng nhà phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau

Ngoài ra gia chủ cũng nên tính tới khoảng thời gian phát sinh nếu điều kiện thời tiết không thuận lợi hoặc nền đất phát sinh vấn đề trong quá trình đào móng.

Chi phí làm móng nhà sẽ được xác định bằng tích của đơn giá xây dựng nhân với diện tích xây dựng. Tùy vào từng loại móng mà cách tính chi phí có thể tồn tại một số khác biệt:

  • Móng đơn: Chi phí làm móng đơn thường bao gồm trong đơn giá xây dựng công trình.
  • Móng băng 1 phương: Diện tích tầng 1 x 0.5 x Đơn giá xây thô.
  • Móng băng 2 phương: Diện tích tầng 1 x 0.7 x Đơn giá xây thô.
  • Móng cọc ép tải: Chi phí ép cọc (250.000đ/m x số cọc x chiều dài cọc) + Chi phí nhân công ép cọc (khoản 20.000.000đ) + Hệ số đài móng (Diện tích tầng 1 x 0.2 x Đơn giá xây thô).
  • Móng cọc khoan nhồi: Chi phí ép cọc (450.000đ/m x số cọc x chiều dài cọc) + Hệ số đài móng (Diện tích tầng 1 x 0.2 x Đơn giá xây thô).

Chi phí xây dựng mỗi một loại móng nhà khác nhau sẽ có sự khác biệt nhất định

Chi phí xây dựng mỗi một loại móng nhà khác nhau sẽ có sự khác biệt nhất định

Thông thường hiện nay đơn giá xây thô móng nhà thường rơi vào khoảng 3 triệu đồng/ m2. Tuy nhiên đơn giá này có thể sẽ khác nhau với từng đơn vị xây dựng, vì vậy gia chủ nên tham khảo kỹ trước khi bắt tay vào thi công.

Trước khi bắt tay vào những bước đầu tiên của quá trình thi công móng nhà có một điều vô cùng quan trọng mà gia chủ cần ghi nhớ đó là xin cấp phép xây dựng tại cơ quan có thẩm quyền. Đây là điều kiện giúp quá trình thi công diễn ra suôn sẻ và tránh tình trạng phải dỡ bỏ công trình vi xây dựng trái phép.

Xin cấp phép xây dựng là một bước không thể thiếu trước khi thi công móng nhà

Xin cấp phép xây dựng là một bước không thể thiếu trước khi thi công móng nhà

Một bộ hồ sơ xin cấp phép xây dựng thường bao gồm những giấy tờ như sau:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Bản sao thị thực giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Tờ lệ phí trước bạ;
  • Chứng minh thư của chủ sở hữu mảnh đất;
  • Đơn xin cấp phép xây dựng;
  • Bản trích lục bản đồ lô đất;
  • Bản vẽ thiết kế công trình.

Bên cạnh những giấy tờ trên, gia chủ có thể bổ sung một số giấy tờ khác tùy theo yêu cầu của địa phương và đặc điểm của khu vực xây dựng. Hồ sơ sẽ được nộp lên Chủ tịch UBND quận/ huyện (đối với công trình có diện tích sàn đến 1000m2 hoặc kinh phí đầu tư đến 2 tỷ đồng), hoặc nộp lên cấp Thành phố (với những công trình lớn hơn).

Xem thêm: Sắm lễ cúng đổ móng nhà thế nào mới ĐÚNG - ĐỦ

Trên đây là những thông tin hữu ích về quy trình làm móng nhà chắc chắc chắn cũng như chi phí, thời gian và những thủ tục pháp lý cần thiết khi xây dựng móng nhà. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt nhất cho công trình tương lai của mình.

Tags : bình nóng lạnh Olympic, cách xây móng nhà, kinh nghiệm làm móng nhà
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

Hệ thống đại lý