icon icon icon

Bỏ túi hướng dẫn làm kèo mái tôn chi tiết nhất 

Đăng bởi Nguyễn Thanh Xuân vào lúc 01/04/2023

Kèo mái tôn là gì? Tầm quan trọng và các bước lắp đặt kèo như thế nào? Cùng đi tìm đáp án cho những câu hỏi này bằng cách tham khảo ngay Hướng dẫn làm kèo mái tôn chi tiết được Mỹ Việt bật mí dưới đây và chọn ra loại kèo phù hợp nhất cho công trình của mình nhé. 

Danh mục nội dung 

1. Vai trò của vì kèo mái tôn đối với công trình 

2. Các bước tiến hành làm vì kèo mái tôn

3. Lựa chọn kèo mái tôn nào phù hợp cho công trình?

Hệ thống kèo đảm bảo sự vững chắc của mái nhà

Tương tự như phần móng có tác dụng đảm bảo sự bền vững cho cả công trình, mái nhà cũng cần có 1 hệ thống chống đỡ chắc chắn để có thể gắn kết và chống chịu được toàn bộ sức nặng của vật liệu lợp mái, đó chính là kèo mái tôn. Thông thường, kèo sẽ được thiết kế dưới dạng tam giác cân với hai cạnh dốc về hai phía để nâng đỡ hai mặt của mái nhà. Trong đó, xà ngang sẽ đóng vai trò là cạnh đáy còn những thanh kèo và xà gồ là các cạnh nghiêng, đặt vuông góc để tạo thành kết cấu mái dốc. 

Hệ thống vì kèo chắc chắn đóng vai trò vô cùng quan trọng và quyết định tính bền vững của ngôi nhà, nhất là vào những ngày mưa gió lớn. Theo đó, hệ thống kèo gắn chặt với mái tôn sẽ giúp hạn chế tối đa sự rung lắc mái nhà, đồng thời ngăn ngừa tình trạng tốc mái nguy hiểm, đảm bảo an toàn cho công trình và cả gia đình. 

Vậy, lắp đặt kèo đúng cách như thế nào? cùng tham khảo hướng dẫn chi tiết dưới đây.

Bước 1: Tính toán độ dốc của mái tôn 

Độ dốc của mái tôn có ý nghĩa quan trọng đối với công trình

Độ dốc của mái không chỉ đảm bảo khả năng thoát nước cho công trình mà còn có ý nghĩa quan trọng, giúp ích cho quá trình chuẩn bị nguyên vật liệu làm kèo và dự tính lượng tôn lợp mái cần thiết, tránh gây ra tình trạng thiếu hụt hoặc dư thừa nguyên vật liệu, làm ảnh hưởng đến tiến độ và chi phí thi công. 

Độ dốc mái cũng được xác định khá đơn giản thông qua công thức: 

I = H/L 

Trong đó: 

I là độ dốc mái

H và L lần lượt là chiều cao và chiều dài mái

Thông thường, độ dốc mái có thể điều chỉnh tùy theo thiết kế và nhu cầu của gia chủ, theo đó, mái nhà càng dốc càng tăng  khả năng thoát nước và ngăn ngừa thấm dột những đồng thời cũng cần nhiều nguyên vật liệu hơn cho quá trình lắp đặt. Chính vì vậy, gia chủ cần xác định rõ nhu cầu và điều chỉnh độ dốc mái sao cho phù hợp với ngân sách và nhu cầu của gia đình. 

Tham khảo: Cách tính độ dốc mái tôn sóng vuông đúng tiêu chuẩn kỹ thuật 

Bước 2: Chuẩn bị nguyên vật liệu 

Để quá trình lắp đặt không bị gián đoạn và thuận tiện nhất, gia chủ nên chuẩn bị đầu đủ dụng cụ cần thiết bên cạnh lượng nguyên vật liệu đã được xác định trước đó.

Một số dụng cụ cần thiết bao gồm:

  • Cưa, máy khoan, mũi khoan
  • Súng bắn ghim
  • Ốc vít, thước đo 
  • Một số loại phụ kiện mái tôn

Bước 3: Tiến hành lắp đặt kèo mái tôn

Đối với công đoạn tiến hành lắp đặt có độ khó cao và đòi hỏi nhiều yêu cầu kỹ thuật, gia chủ nên liên hệ với các đơn vị thi công chuyên nghiệp để được hỗ trợ lắp đặt chính xác và an toàn nhất. 

Lắp đặt kèo mái tôn chắc chắn và an toàn 

Trong quá trình lắp đặt kèo mái tôn, đơn vị thi công sẽ tiến hành chia kèo, vật tư sao cho phù hợp nhất với các số liệu đã được tính toán trước đó. Để tạo ra khung kèo, các thanh cánh kèo, bụng kèo và thanh chống sẽ được cố định với nhau bằng vít sao cho vị trí nối tiếp không có sự sai lệch, sau đó khung kèo sẽ được di chuyển lên khu vực mái nhà. Tại đây, đơn vị thi công sẽ cố định khung kèo vào tường bằng bê tông hoặc mối hàn sao cho chính xác với thiết kế để đảm bảo tính vững chắc của công trình. 

Bước 4: Kiểm tra sau khi lắp đặt

Trước khi chuyển sang lắp đặt tôn lợp mái, hệ thống khung kèo cần được kiểm tra về mức độ chắc chắn để đảm bảo yếu tố bền bỉ cho công trình. Thêm vào đó, gia chủ cũng nên bổ sung thêm lớp sơn chống rỉ, nhất là tại những phần mối hàn để ngăn chặn nguy cơ thấm nước gây hỏng kết cấu khung kèo.  

Chọn chất liệu phù hợp cho hệ thống mái kèo của công trình 

Có 2 loại kèo phổ biến hiện nay là kèo gỗ và kèo bằng thép, trong đó, chất liệu gỗ sẽ phù hợp với các công trình mang hơi hướng truyền thống, cổ điển còn vật liệu thép được ưa chuộng hơn trong những công trình hiện đại, có quy mô lớn. Xét về đặc điểm của từng chất liệu, kèo bằng gỗ sẽ yêu cầu quá trình bảo dưỡng khắt khe và cẩn thận hơn để tránh tình trạng mối mọt, ẩm mốc có thể ảnh hưởng tới tuổi thọ của cả hệ thống kèo. Chính vì vậy, theo xu hướng phát triển hiện đại ngày nay, các gia chủ thường ưu tiên lựa chọn thép ống, thép hộp cho hệ thống kèo mái tôn. Theo đó, với những ưu điểm về độ bền bỉ cao, khả năng thích ứng với môi trường tốt và trọng lượng nhẹ nhờ kết cấu rỗng ruột, việc ứng dụng vật liệu thép làm kèo mái tôn sẽ giúp gia chủ tiết kiệm tối đa chi phí bảo dưỡng, thời gian và chi phí thi công cho công trình. 

Vậy, nên lựa chọn vật liệu thép làm kèo mái tôn ở đâu để đảm bảo chất lượng?

Đáp án của câu hỏi này có thể được tìm thấy tại hệ thống đại lý phân phối tôn thép chính hãng của Mỹ Việt. Đây vẫn luôn là địa chỉ quen thuộc của các gia chủ mỗi khi có nhu cầu chọn mua thép làm kèo mái tôn cho công trình. Tại đây, gia chủ không chỉ được tư vấn chi tiết về cách chọn vật liệu thép chất lượng mà còn được bật mí những lưu ý quan trọng trong quá trình thi công mái kèo, giúp đảm bảo sự bền vững và yếu tố thẩm mỹ cho công trình. 

Hy vọng Hướng dẫn làm mái kèo chi tiết được Mỹ Việt bật mí ở trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích để quá trình thi công diễn ra được thuận lợi và nhanh chóng. 

Tags : cách làm kèo mái tôn, lựa chọn kèo mái tôn loại nào, vai trò của kèo mái tôn
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

Hệ thống đại lý