icon icon icon

Bật mí cách tính chi phí lợp mái đơn giản, chính xác 

Đăng bởi Nguyễn Thanh Xuân vào lúc 08/10/2024

Lắp đặt mái là công đoạn không thể thiếu trong quá trình xây dựng công trình. Trong đó, ngoài quá trình thi công lợp mái, gia chủ cũng cần tìm hiểu về chi phí cần chuẩn bị để có thể chủ động điều chỉnh ngân sách và kế hoạch thi công. Vậy, bạn còn chần chờ gì mà không khám phá ngay những bật mí về cách tính chi phí lợp mái đơn giản của Mỹ Việt trong bài viết dưới đây để quá trình thi công diễn ra nhanh chóng và hiệu quả nhất, đừng bỏ lỡ!

Danh mục nội dung

1. Công thức tính chi phí lợp mái

1.1. Tính diện tích lợp mái 

1.2. Tính chi phí tôn lợp mái 

1.3. Tính chi phí khung kèo, nhân công

2. Hướng dẫn lợp mái tôn đơn giản

3. Địa chỉ chọn mua vật liệu lợp mái uy tín, chất lượng

Tính toán chi phí lợp mái giúp gia chủ điều chỉnh ngân sách một cách hợp lý, chính xác

Để tính toán được chi phí lợp mái, gia chủ sẽ cần xác định được một số yếu tố như diện tích mái cần lợp, chi phí vật liệu, chi phí nhân công. Dưới đây là những số liệu cùng công thức để gia chủ tham khảo, cùng tìm hiểu nhé. 

1.1. Tính diện tích lợp mái 

Để tính chi phí lợp mái, bước đầu tiên, gia chủ cần xác định được diện tích mái cần lợp theo công thức:

Diện tích = Chiều dài mặt sàn x Chiều dốc mái x 2

Theo đó, chiều dốc mái nhà được tính bằng công thức:

b2 = a2 x c2

Trong đó:

a: là khoảng cách từ đỉnh mái đến kèo thép

b: là chiều dốc mái nhà

c: là một nửa chiều rộng ngôi nhà

  • Độ dốc mái sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng loại mái và từng loại vật liệu được sử dụng để đảm bảo khả năng thoát nước và phản xạ nhiệt. Cụ thể:
  • Độ dốc của mái tôn là 10% (góc dốc 4,5°)
  • Độ dốc của các loại ngói âm dương thường là 40% (góc dốc khoảng 25°), Độ dốc của mái ngói dẹt, ngói ta hay ngói vảy cá trong khoảng 35 - 60°.

1.2. Tính chi phí tôn lợp mái 

Tìm hiểu đơn giá vật liệu tôn để tính toán chi phí xây dựng chính xác nhất

Sau khi đã tính được diện tích mái cần lợp, gia chủ cần tìm hiểu đơn giá vật liệu tôn để có thể tính toán chi phí lợp mái một cách chính xác nhất. Vậy, tôn lợp mái giá bao nhiêu? Cùng Tôn Olympic tham khảo bảng giá vật liệu tôn dưới đây để cân đối ngân sách một cách hợp lý bạn nhé:

Màu sắc

Độ dày (mm)

Giá Sóng vuông (6 sóng và 11 sóng x 1.06m)

Giá tôn Sóng ngói (khổ rộng 1.1m)

Tôn phẳng (khổ rộng 1.2m)

Đỏ đậm, xanh rêu, xanh dương, xanh ngọc, trắng sữa, ghi xám

0.35

138.000

143.000

128.000

0.40

148.000

153.000

138.000

0.45

158.000

163.000

148.000

0.50

168.000

173.000

158.000

Kim cương đỏ, đen

0.42

168.000

173.000

158.000

0.47

178.000

183.000

168.000

Tham khảo giá tôn lợp mái giúp gia chủ dự trù kinh phí chính xác hơn

Lưu ý: trên đây là mức giá niêm yết được cập nhật mới nhất của nhà sản xuất Mỹ Việt Group với sản phẩm tôn Olympic chính hãng. Mức giá này thường xuyên thay đổi theo thời gian và theo từng khu vực. 

Tham khảo: Bật mí cách tiết kiệm chi phí xây nhà đơn giản mà hiệu quả 

Tính toán chi phí làm khung kèo và nhân công giúp gia chủ dự trù kinh phí phù hợp 

1.3. Tính chi phí khung kèo, nhân công
Bên cạnh việc tính toán đơn giá tấm lợp mái, gia chủ cũng cần tìm hiểu đơn giá vật liệu thép được sử dụng làm khung kèo và đơn giá nhân công để dự trù kinh phí phù hợp với nguồn tài chính sẵn có. 

  • Giá thi công khung kèo tham khảo trên thị trường hiện nay đang dao động trong khoảng từ 200.000 – 235.000VNĐ/m2. 
  • Giá nhân công theo m2 sẽ thay đổi tùy thuộc vào độ cao của công trình và thường dao động trong khoảng từ 90.000 đến 150.000/m2. 

Lưu ý: đây là đơn giá tham khảo trên thị trường, mức giá này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng đơn vị thi công, theo từng khu vực và tại các thời điểm khác nhau. 

Cùng với đơn giá thi công lợp mái, gia chủ nên nắm được các bước lợp mái tôn đơn giản giúp đảm bảo quá trình thi công diễn ra thuận lợi và nhanh chóng nhất. 

Tiến hành lợp mái tôn đúng cách giúp quá trình thi công diễn ra an toàn, nhanh chóng

Bước 1: Lắp đặt viền bao quanh

Sử dụng đinh đóng viền mái khoảng 0,6cm để cố định viền tôn vào mái nhà 

Điều chỉnh các cạnh của máng xối chồng lên nhau để nước không bị chảy ra ngoài. 

Bước 2: Lắp đặt các tấm lợp

  • Lắp đặt lần lượt từ đỉnh cao nhất của mái đến mép mái, giữ cho tấm lợp đầu tiên nhô lên khỏi mép ít nhất khoảng 2cm
  • Sử dụng đinh vít có phần đệm cao su cố định các tấm tôn, các đinh vít cách nhau 30cm. 
  • Đặt các tấm lợp tiếp theo lên, để gối cạnh lên nhau ít nhất 2,5cm, lợp đều đặn cho đến khi mái được bao phủ hoàn toàn, 
  • Dùng keo silicone để siết chặt về phía cạnh, cố định các tấm lợp chắc chắn hơn. 

Bước 3: Lắp đặt phụ kiện che khe nối

Lắp đặt thêm các phụ kiện che khe nối như úp nóc, sườn, xối, máng để tăng khả năng chống thấm, dột, giúp công trình luôn bền đẹp theo thời gian. 

Bước 4: Kiểm tra sau lắp đặt

  • Kiểm tra mái không còn khe hở, các phần ốc vít đã được siết chặt
  • Dọn dẹp sạch những tấm lợp vụn, mạt sắt, đinh vít trên bề mặt tôn để tránh gây rỉ sét, hư hại cho mái tôn. 

Với hơn 30 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển các dòng tôn lợp mái chất lượng, Mỹ Việt luôn thấu hiểu yêu cầu của khách hàng. Tự hào là địa chỉ quen thuộc, uy tín được đông đảo gia đình Việt lựa chọn, Tôn Olympic mang đến sản phẩm tôn lợp mái với lớp sơn sáng mịn, bền bỉ, không bong tróc cùng khả năng chống ăn mòn, chống chịu va đập cực tốt, đạt tiêu chuẩn quốc tế hàng đầu, giúp công trình luôn bền vững và đẹp mắt theo thời gian. 

Nếu bạn vẫn đang phân vân chưa biết nên chọn loại tôn nào cho công trình, hãy ghé ngay cửa hàng phân phối Tôn Olympic chính hãng của Mỹ Việt hoặc liên hệ tới Tổng đài 0243 733 0886 (số máy lẻ 02)  để được tư vấn chi tiết về sản phẩm và được hướng dẫn chọn mua tôn lợp mái phù hợp nhất cho công trình. 

Hy vọng thông qua cách tính chi phí lợp mái đơn giản, chính xác được Mỹ Việt bật mí trong bài viết trên có thể giúp ích cho bạn trong quá trình thi công lợp mái nhé. 

Tags : cách tính chi phí lợp mái, mua tôn lợp mái chất lượng ở đâu, tính chi phí lợp mái như thế nào
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

Hệ thống đại lý