-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
9 trường hợp được miễn giấy phép xây dựng từ ngày 01/01/2021
Đăng bởi Nguyễn Ngọc Bích vào lúc 15/07/2021
Luật Xây dựng (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 17/6/2020 với nhiều nội dung đáng chú ý, trong đó quy định chặt chẽ hơn và bổ sung một số công trình được miễn giấy phép xây dựng. Hãy cùng Mỹ Việt tìm hiểu 9 trường hợp được miễn giấy phép xây dựng từ ngày 01/01/2021 nhé.
Danh mục nội dung |
2. Nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng 3. Tổng hợp 9 trường hợp được miễn giấy phép xây dựng |
1. Giấy phép xây dựng là gì?
Giấy phép xây dựng là một loại giấy tờ của cơ quan nhà nước (theo mẫu mã nhất định) xác nhận việc cho phép một cá nhân, tổ chức được phép thực hiện việc xây dựng nhà cửa, công trình...theo nguyện vọng trong phạm vi nội dung được cấp phép.
Giấy phép xây dựng- một loại giấy tờ của cơ quan nhà nước
2. Nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng
Giấy phép xây dựng yêu cầu bao gồm những gì?
Theo luật điều 90, nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng gồm:
1. Tên công trình thuộc dự án.
2. Tên và địa chỉ của chủ đầu tư.
3. Địa điểm, vị trí xây dựng công trình; tuyến xây dựng công trình đối với công trình theo tuyến.
4. Loại, cấp công trình xây dựng.
5. Cốt xây dựng công trình.
6. Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.
7. Mật độ xây dựng (nếu có).
8. Hệ số sử dụng đất (nếu có).
9. Đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp, nhà ở riêng lẻ, ngoài các nội dung quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều này còn phải có nội dung về tổng diện tích xây dựng, diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt), số tầng (bao gồm cả tầng hầm, tầng áp mái, tầng kỹ thuật, tum), chiều cao tối đa toàn công trình.
10. Thời hạn khởi công công trình không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng.
3. Tổng hợp 9 trường hợp được miễn giấy phép xây dựng
Nhà nước quy định những trường hợp nào thì được miễn giấy phép xây dựng?
Ngày 17/6/2020, với 92,96% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây Dựng,căn cứ vào khoản 2 điều 89 những công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm:
a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
b) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;
c) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;
d) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;
đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;
e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
g) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;
h) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
i) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;
k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa;
Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ.
4. Giấy phép xây dựng đối với công trình nhà ở riêng lẻ
Đối với nhà ở riêng lẻ thì cần những điều kiện gì để được cấp giấy phép xây dựng?
Điều kiện để cung cấp giấy phép đối với công trình nhà ở riêng lẻ gồm:
+ Mục đích sử dụng đất phải tương ứng với mục đích đã được phê duyệt
+ Phải đảm bảo cho công trình, các công trình lân cận, phải bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ đảm bảo về an toàn hạ tầng kỹ thuật
+ Bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh;
+ Thiết kế xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ phải được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 79, Mục 2, chương IV của Luật Xây Dựng;
+ Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 95, Điều 96 và Điều 97 của Luật Xây dựng.
>>Xem thêm: Cách tính diện tích đất xây dựng
5. Lưu ý khi tiến hành xây dựng công trình
Sau khi công trình được cấp giấy phép thì có thể bắt đầu tiến hành xây dựng. Để bảo vệ công trình được bền với thời gian, tránh những tác động xấu thì việc lựa chọn những nguyên vật liệu chất lượng tốt là vô cùng quan trọng. Bạn cần tìm hiểu kỹ càng, lựa chọn những sản phẩm phù hợp, chất lượng cho công trình của mình.
Tôn lợp mái là nguyên vật liệu cần thiết cho công trình xây nhà ở, tôn lợp nhà không chỉ có tác dụng chống ồn, chống thấm, chống han rỉ, ăn mòn mà còn mang đến giá trị thẩm mỹ cho công trình. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thương tôn khác nhau, bạn có thể tìm hiểu thông tin trên website chính thức của sản phẩm để đưa ra những lựa chọn tốt nhất.
Rất mong rằng qua bài viết 9 trường hợp được miễn giấy phép xây dựng từ ngày 01/01/2021 đã đem đến những thông tin về xây dựng công trình cho bạn.
Tags :
công trình nào được miễn giấy phép xây dựng,
những trường hợp được miễn giấy phép xây dựng,
trường hợp nào được miễn giấy phép xây dựng