-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tắm lá trầu không cho bé có tốt không? - Lời khuyên hữu ích từ chuyên gia
Đăng bởi Nguyễn Thanh Xuân vào lúc 30/08/2021
Để hạn chế những tác dụng, ảnh hưởng không mong muốn của việc sử dụng thuốc Tây đối với cơ thể bé yêu, các bà mẹ hiện đại ngày nay có xu hướng tìm hiểu và áp dụng những bài tắm với nguyên liệu chủ yếu từ các thảo dược đông y lành tính, trong đó có lá trầu không. Vậy, Tắm lá trầu không cho bé có tốt không? Cùng tìm hiểu những lời khuyên từ các chuyên gia và tham khảo hướng dẫn chi tiết các bước tắm lá trầu không cho bé trong bài viết dưới đây của Mỹ Việt nhé.
Danh mục nội dung |
1. Có nên tắm lá trầu không cho trẻ? 2. Hướng dẫn 5 bước tắm lá trầu không cho bé 3. Tắm lá trầu không cần lưu ý gì? 3.1. Tham khảo ý kiến bác sĩ về tình trạng của trẻ |
1. Có nên tắm lá trầu không cho trẻ?
Với đặc tính ấm, có tác dụng sát trùng, sát khuẩn cao, trừ phong, tiêu viêm, lá trầu không được ứng dụng đun nước tắm giúp giảm ngứa, cải thiện tình trạng sưng tấy, khử mùi hôi và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về da rất hiệu quả. Đặc biệt, trong Đông y, tắm lá trầu không cũng chính là phương pháp hiệu quả giúp cải thiện tình trạng rôm sảy, hăm, chàm,... cho trẻ nhỏ.
Tắm lá trầu không tốt cho bé
Đặc tính của lá trầu không đến từ các thành phần hóa học đa dạng cấu tạo nên lá, có hoạt tính kháng sinh mạnh, tăng cường khả năng ức chế nhiều chủng vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn,... đồng thời bảo vệ cơ thể trước 1 số chủng loại nấm gây hại.
2. Hướng dẫn 5 bước tắm lá trầu không cho bé
Tìm hiểu cách đun nước lá trầu không đạt chuẩn và các bước tiến hành tắm cho bé sao cho thật an toàn và hiệu quả dưới đây.
Bước 1: Chuẩn bị nước tắm
Chọn khoảng 2 - 3 lá trầu không tươi, không bị héo rửa sạch với nước, hoặc ngâm với nước muối để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn còn sót lại trên mặt lá, có thể vò nát lá hoặc thái mỏng lá. Cho lá vào đun cho tới khi nước sôi, sau đó tiếp tục đun trong khoảng 10 - 15 phút để các tinh chất trong lá hòa vào nước.
Bước 2: Pha nước tắm lá trầu không đúng cách
Chuẩn bị thêm khoảng 2 -3 lít nước sạch, hòa chung cùng nước lá trầu không vừa đun sôi và điều chỉnh nhiệt độ trong khoảng từ 35 - 38 độ C tùy thời tiết. Để đảm bảo nhiệt độ nước tắm vừa phải, các mẹ có thể sử dụng nhiệt kế cho kết quả chính xác nhất.
Bước 3: Tiến hành tắm lá trầu không cho bé
Tắm cho trẻ đúng cách, an toàn
Trước tiên, mẹ hãy đặt 1 chiếc khăn xô dưới đáy chậu để con không bị trơn trượt, đồng thời đặt con từ từ vào chậu để cơ thể bé quen dần với nhiệt độ nước. Khi tắm, mẹ dùng khăn bông mềm thấm nước, nhẹ nhàng lau sạch khắp người bé từ trên xuống dưới, chú ý vệ sinh cẩn thận vùng da ở nách, bẹn là những vị trí thường xuất hiện mụn nhọt, rôm sảy gây ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ.
Bước 4: Tắm lại với nước sạch
Ngoài ra, các mẹ nên chuẩn bị thêm 1 chậu nước sạch, ấm để tráng lại cho bé, tránh để cặn lá trầu không dính trên da khiến bé khó chịu. Quá trình tắm lại này cần được thực hiện nhanh chóng, tránh để bé ngâm nước quá lâu.
Bước 5: Nhanh chóng lau khô và giữ ấm cho bé
Sau bước tắm lại, mẹ cần nhanh chóng lau khô và mặc quần áo cho trẻ, tránh để cơ thể bé bị nhiễm lạnh.
3. Tắm lá trầu không cần lưu ý gì?
Không thể phủ nhận những tác dụng tuyệt vời của lá trầu không khi dùng tắm cho trẻ nhỏ, tuy nhiên, để tắm cho bé an toàn và đúng cách, các mẹ cần nắm được 1 số lưu ý quan trọng sau đây.
3.1. Tham khảo ý kiến bác sĩ về tình trạng của trẻ
Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tắm cho bé
Lưu ý đầu tiên dành cho các mẹ muốn sử dụng lá trầu không để tắm cho con chính là cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng vì trên thực tế, không phải da bé nào cũng phù hợp để tắm với lá trầu không và nếu không cẩn thận, bé có thể bị kích ứng rất nguy hiểm.
3.2. Sử dụng bình nóng lạnh khi tắm cho bé
Khi tắm cho trẻ nhỏ, các mẹ cần đặc biệt lưu ý đảm bảo nhiệt độ nước tắm ở mức vừa phải, không được quá nóng hoặc quá lạnh, sẽ làm tổn thương, ảnh hưởng tới sức đề kháng còn non yếu của trẻ. Đây cũng là lý do sử dụng bình nóng lạnh gián tiếp được xem là giải pháp giúp cung cấp nguồn nước nóng dồi dào để mẹ yên tâm tắm cho con trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào, đặc biệt có thể dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ tăng, giảm theo ý muốn. Bên cạnh việc đảm bảo nhiệt độ an toàn cho trẻ, những lợi ích khi tắm nước nóng cũng là 1 trong những lý do khiến bình nóng lạnh gián tiếp trở thành thiết bị điện không thể thiếu trong mỗi gia đình. Nước nóng không chỉ lấy đi bụi bẩn, vi khuẩn gây hại trên người con mà còn giúp bé dễ ngủ hơn và bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ nhiễm lạnh, cảm cúm, nhất là trong điều kiện thời tiết thay đổi thất thường như hiện nay. Tuy nhiên, với sự đa dạng thương hiệu bình nóng lạnh trên thị trường như hiện nay, người tiêu dùng thường băn khoăn trước những câu hỏi như bình nóng lạnh hãng nào tốt? hay chọn bình nóng lạnh chất lượng như thế nào?
Sử dụng bình nóng lạnh khi tắm cho trẻ
Lời khuyên của Mỹ Việt đó là hãy lựa chọn sản phẩm của những thương hiệu uy tín, được nhiều người tiêu dùng công nhận và tin tưởng như bình nóng lạnh Olympic. Đây sẽ là yếu tố đảm bảo bước đầu, mang đến sự an tâm cho khách hàng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng, độ bền và các tính năng của bình nóng lạnh.
3.3. Pha loãng nước và tần suất tắm lá trầu không vừa phải
Lưu ý thứ 3 mẹ cần lưu ý chính là khả năng gây kích ứng của lá trầu không khi được dùng làm nước tắm cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh. Bởi lá trầu không có tính sát khuẩn cao, trong khi da trẻ lại rất mỏng và nhạy cảm, nếu dùng nước tắm quá đặc hay lạm dụng việc tắm cho bé bằng lá trầu không quá nhiều lần có thể khiến da bé bị khô, bong tróc, thậm chí là nhiễm trùng da. Chính vì vậy mẹ cần lưu ý pha loãng nước tắm và đảm bảo tần suất khoảng 1 - 2 lần/tuần để mang lại hiệu quả và tắm an toàn cho bé.
Tham khảo: Bí quyết chọn bình nóng lạnh cho bé yêu
Thông qua những giải đáp hữu ích của các chuyên gia cho câu hỏi Tắm lá trầu không cho bé có tốt không?, Mỹ Việt hy vọng các mẹ đã hiểu thêm về những công dụng tuyệt vời của phương pháp này, đồng thời nắm được những lưu ý quan trọng để có thể tắm cho con thật an toàn và hiệu quả nhé.