icon icon icon

Giải mã phong tục tắm lá mùi chiều 30 Tết của người Việt

Đăng bởi Nguyễn Thanh Xuân vào lúc 23/02/2022

Tết đến mang theo thật nhiều mùi hương đặc trưng, quen thuộc, trong đó, hương thơm tinh khiết của những bó mùi già luôn để lại ấn tượng đặc biệt, gợi nhắc về 1 nét văn hóa lâu đời được lưu truyền từ thời cha ông. Trong bài viết dưới đây, Mỹ Việt sẽ đưa bạn đến gần hơn và cảm nhận không khí nhộn nhịp đặc trưng của thời khắc chuyển giao thiêng liêng với những bật mí cực thú vị về phong tục tắm lá mùi chiều 30 Tết của người Việt, đừng bỏ lỡ nhé. 

Danh mục nội dung 

1. Ý nghĩa phong tục tắm lá mùi “giải xui” chiều 30 Tết

2. Công thức chuẩn bị nước tắm với lá mùi 

2.1. Chọn lá mùi như thế nào? 

2.2.  Hướng dẫn đun nước lá mùi già 

3. Tắm lá mùi cần lưu ý gì? 

3.1. Điều chỉnh nhiệt độ nước phù hợp 

3.2. Khi nào không nên tắm nước lá mùi? 

Không khí những ngày cuối năm thường nhộn nhịp hơn hẳn, mỗi người đều cố gắng hoàn thành nốt những mục tiêu, những công việc còn đang dang dở trước khi 1 năm cũ chính thức khép lại. Nhưng đâu đó trong nhịp sinh hoạt hối hả những ngày cận Tết, vẫn đan xen chút lắng đọng khi ta cùng ngồi xuống để nhìn lại cả 1 hành trình sắp qua. 

Tắm nước lá mùi - phong tục lâu đời ngày Tết

Tắm nước lá mùi - phong tục lâu đời ngày Tết

Hương vị Tết trở nên trọn vẹn, đủ đầy hơn khi được đắm mình trong mùi hương tinh khiết của nước lá mùi già, làn nước thơm ngát sẽ mang đi tất cả những nỗi buồn, những ưu phiền, hối tiếc, đổi lại cho người tắm  tinh thần sảng khoái, nhẹ nhõm để sẵn sàng bắt đầu một hành trình đầy tươi mới với thật nhiều hứa hẹn và niềm vui đang chờ phía trước. 

Không chỉ mang ý nghĩa văn hóa tốt đẹp, trong y học, lá mùi cũng đóng  vai trò là một trong những vị thuốc rất quan trọng. Lá mùi có vị cay, tính ấm, rất hữu dụng trong điều trị lưu thông khí huyết, chữa cảm, giải tỏa căng thẳng, hỗ trợ cải thiện tình trạng suy nhược thần kinh và đau nhức nửa đầu. Bên cạnh đó, lá mùi cũng được biết đến là phương thuốc giúp giảm đau khớp hiệu quả, có tính sát khuẩn và chống oxy hóa cao, giúp phòng ngừa viêm nhiễm, viêm da hiệu quả. 

Tham khảo: Có nên tắm sau khi tiêm phòng Vacxin Covid 19?

Làm sao để có 1 nồi nước lá mùi chất lượng, hãy bắt đầu từ khâu chuẩn bị nguyên liệu và những bật mí các bước đun nước ngay dưới đây nhé. 

2.1. Chọn lá mùi như thế nào? 

Theo công thức của cha ông từ xưa, lá mùi được chọn phải là loại mùi già, vẫn còn cả rễ, có thể nhận biết thông qua màu sắc phần thân đã chuyển từ màu xanh sang nâu tía, đã trổ hoa, kết trái. Lá mùi càng già, khi đun nước tắm sẽ càng thơm, mang lại cảm giác khoan khoái, dễ chịu cho người tắm. 

2.2.  Hướng dẫn đun nước lá mùi già 

Sau khi chọn được lá mùi ưng ý, cùng bắt tay vào đun nước tắm với hướng dẫn chi tiết gồm 3 bước dưới đây nhé. 

Chuẩn bị nước tắm lá mùi già đúng cách 

Chuẩn bị nước tắm lá mùi già đúng cách 

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu 

  • 2 bó lá mùi già
  • Muối, gừng
  • Lá mùi và gừng rửa sạch, đập dập (không băm nhỏ gừng)

Bước 2: Đun nước tắm 

Lá mùi được cuộn lại thành từng bó nhỏ, vừa với nồi, cho gừng đập dập vào, đổ nước ngập hết nguyên liệu, lưu ý không đổ đầy nước quá và tiến hành đun sôi. 

Bước 3: Pha nước tắm 

Hòa loãng nước lá mùi với nước ấm và 1 chút muối chuẩn bị sẵn ở nhiệt độ vừa phải, lưu ý không để nước quá nóng tránh gây bỏng da. 

Bạn có thể đổ thêm nước vào phần lá mùi đã sử dụng đun nước tắm và đun nhỏ lửa để tận dụng để xông hơi cho cả ngôi nhà. 

Công thức để sở hữu ngay 1 nồi nước lá mùi chất lượng không hề khó đúng không nào. Sau bước chuẩn bị ban đầu, cùng tìm hiểu thêm 1 số lưu ý dưới đây để có thể thoải mái tận hưởng thành quả của mình 1 cách an toàn nhất nhé. 

3.1. Điều chỉnh nhiệt độ nước phù hợp 

Điều chỉnh nhiệt độ nước tắm phù hợp 

Điều chỉnh nhiệt độ nước tắm phù hợp 

Thời tiết những ngày cận Tết thường mưa lạnh, chính vì vậy việc giữ gìn sức khỏe để sẵn sàng đón chờ năm mới lại càng trở nên quan trọng hơn, đặc biệt trong quá trình tắm lá mùi - hoạt động tượng trưng cho mong ước gột rửa đi những vướng bận, vận rủi của năm cũ. Lúc này, còn gì tuyệt vời hơn khi có sự trợ giúp của Bình nóng lạnh Olympic - giải pháp thông minh bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình. Thiết bị sẽ giúp bạn giải quyết bài toán làm sao để luôn có đủ nước nóng, đảm bảo quá trình tắm không bị gián đoạn. Chỉ với vài thao tác đơn giản, bật bình và xoay núm vặn điều chỉnh nhiệt độ, để bình đun nóng trong khoảng 10 - 15 phút sau đó ngắt điện, bạn sẽ có thể thoải mái thư giãn trong hương lá mùi ngập tràn nhờ khả năng giữ nhiệt lâu lên tới 48 giờ của sản phẩm, đồng thời được bảo vệ an toàn khỏi nguy cơ giật điện. 

3.2. Khi nào không nên tắm nước lá mùi? 

Mặc dù sở hữu nhiều công dụng y học có lợi cho sức khỏe, theo các chuyên gia, trong 1 số trường hợp, chúng ta không nên tắm lá mùi. 

Không nên tắm lá mùi khi cơ thể không khỏe 

Không nên tắm lá mùi khi cơ thể không khỏe 

  • Khi da bạn đang có vấn đề: bị trầy xước, bong tróc, viêm da cơ địa,... nên tránh tắm nước lá nói chung và lá mùi nói riêng để da nhanh phục hồi và tránh bị nhiễm trùng nhé. 
  • Khi vừa ăn no xong: Ngâm mình trong nước lá mùi sẽ khiến cơ thể phải hoạt động nhiều hơn để giữ ấm, ảnh hưởng không tốt đến quá trình tiêu hóa và sức khỏe. 
  • Khi cảm thấy không khỏe: Sức khỏe không ổn định kéo theo đó là khả năng tuần hoàn máu giảm đi, lúc này, nếu bạn tắm dễ khiến các mạch máu dễ bị co lại đột ngột có thể dẫn tới nguy cơ cảm lạnh và đột quỵ rất nguy hiểm. 
  • Tắm quá muộn: Càng về tối muộn, nhiệt độ càng xuống thấp, nhất là những ngày trời đông cuối năm. Dù cho rất bận rộn vì phải dọn dẹp và chuẩn bị ngày Tết, cũng nhớ đừng tắm quá muộn để tránh bị đau đầu, choáng váng, ảnh hưởng đến sức khỏe bạn nhé. 

Hy vọng bài viết trên của Mỹ Việt đã giúp bạn hiểu thêm ý nghĩa vô cùng đặc biệt đến từ Phong tục tắm lá mùi chiều 30 Tết của người Việt. Đừng quên tham khảo công thức nấu nước tắm thơm ngát và những lưu ý quan trọng để tắm an toàn cùng gia đình bạn nhé. 

Tags : có nên tắm nước lá mùi, hướng dẫn tắm nước lá mùi, ý nghĩa phong tục tắm nước lá mùi
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

Hệ thống đại lý