-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Một số tiêu chuẩn công nghiệp thép phổ biến trong ngành sản xuất thép tại Việt Nam
Đăng bởi Đào Thơm vào lúc 06/10/2023
Việc mua và lựa chọn thép luôn khiến các chủ đầu tư và người tiêu dùng gặp khó khăn vì có quá nhiều thương hiệu thép và dòng thép khác nhau. Nhằm giúp khách hàng hiểu rõ về tiêu chuẩn của thép, Mỹ Việt sẽ giúp bạn tìm hiểu về tiêu chuẩn công nghiệp thép và tầm quan trọng của chúng trong ngành xây dựng và sản xuất thép tại Việt Nam. Chúng ta sẽ cùng nhau khám phá những thông tin quan trọng về một số tiêu chuẩn công nghiệp thép phổ biến trong ngành sản xuất thép tại Việt Nam
1. Tiêu chuẩn thép xây dựng là gì?
Tiêu chuẩn thép xây dựng sẽ có sự khác nhau phụ thuộc vào từng quốc gia và công nghệ sản xuất của mỗi đơn vị
Tiêu chuẩn thép xây dựng là một tập hợp các quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng áp dụng cho sản phẩm thép được sử dụng trong ngành xây dựng. Được phát triển và duyệt xét bởi các cơ quan quản lý ngành và hiệp hội của ngành công nghiệp thép, những tiêu chuẩn này định rõ các yêu cầu về thành phần hóa học, tính cơ học, kích thước và chất lượng bề mặt của thép. Mục tiêu của tiêu chuẩn thép xây dựng là đảm bảo rằng sản phẩm thép được sản xuất đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và an toàn cần thiết trong xây dựng. Ở mỗi nhà máy thì các dây chuyền sản xuất là khác nhau nhưng vẫn phải tuân theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN. Ở mỗi nước khác nhau thì tiêu chuẩn sắt thép xây dựng này là khác nhau.
2. Tiêu chí phân loại thép bạn cần biết
Thép được phân loại phụ thuộc vào thành phần cấu tạo, chất lượng và quy trình sản xuất của chúng
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại thép với thương hiệu và chất lượng khác nhau. Để có thể phân loại được chúng cũng như đánh giá chất lượng thép các chuyên gia thường dựa trên các tiêu chí sau đây:
- Thành phần của thép: dựa vào thành phần hóa học để phân loại thép, dựa vào thành phần thép được chia thành 2 loại chính là thép cacbon và thép hợp kim.
- Mục đích sử dụng: tùy thuộc vào mục đích và đặc thù riêng mà thép được phân loại phù hợp. Chẳng hạn, đối với mục đích sử dụng thép để kết cấu và chịu lực thì sản phẩm thép kết cấu xây dựng và thép chế tạo máy là phù hợp nhất. Đối với trường hợp thép được sử dụng làm công cụ yêu cầu độ cứng, chống mài mòn thì nên sử dụng thép công cụ (loại thép được tạo ra để chuyên chế tạo công cụ)
- Chất lượng thép: trên thị trường hiện nay các chuyên gia thường dựa vào chất lượng của thép mà phân loại chúng ra thành 2 loại gồm: thép gia công (thép tổ hợp) và thép sản xuất tại các nhà máy theo TCVN. Trong đó thép gia công thường được sản xuất tại các cơ sở chế biến thủ công và không được sản xuất bằng các công nghệ hiện đại như thép được sản xuất tại các nhà máy.
>>> Xem thêm: Bí kíp nhận biết thép giả trên thị trường
3. Các hệ thống tiêu chuẩn ngành thép nổi tiếng
Trong ngành công nghiệp thép, có nhiều hệ thống tiêu chuẩn nổi tiếng được áp dụng trên toàn cầu để đảm bảo chất lượng và an toàn của sản phẩm thép. Tuy nhiên không phải tiêu chuẩn nào cũng được công nhận và áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Dưới đây là một số hệ thống tiêu chuẩn uy tín và được toàn thế giới công nhận và sử dụng.
3.1. Tiêu chuẩn ASTM (American Society for Testing and Materials)
ASTM International là một tổ chức quốc tế phát triển những tiêu chuẩn kỹ thuật cho các vật liệu và sản phẩm trên Thế giới, tên tiếng Việt là Hiệp hội vật liệu và thử nghiệm Hoa Kỳ (American Society for Testing and Materials). Hiện nay trên toàn cầu có 12,575 tiêu chuẩn ASTM hoạt động phổ biến. ASTM xuất bản những tiêu chuẩn của 15 lĩnh vực trong đó có thép không gỉ.
Tiêu chuẩn ASTM (American Society for Testing and Materials)
Trong ngành sắt thép xây dựng, có một số tiêu chuẩn ASTM phổ biến là:
- A53 – A53/A53M-99b: Đặc điểm kỹ thuật thép, ống thép nhúng nóng, ống thép mạ kẽm, ống thép hàn và ống thép đúc, đây là tiêu chuẩn do Hiệp hội Kiểm nghiệm và Vật liệu Hoa Kỳ phát hành.
- A106 – A106-99e1: Đặc điểm kỹ thuật ống thép Carbon đúc ở môi trường nhiệt độ cao, đây cũng do Hiệp hội Kiểm nghiệm và Vật liệu Hoa Kỳ phát hành.
- A888 – A888-98e1: Đặc điểm kỹ thuật ống gang hubless và phụ kiện cho cống thoát nước mưa, cống thoát nước thải, chất thải và ứng dụng ống thông hơi.
- A929 – A929/A929M-97: Đặc điểm kỹ thuật thép tấm tráng kim loại bằng quy trình nhúng nóng đối với ống thép có vỏ lượn sóng.
- A511 – A511-96: Đặc điểm kỹ thuật ống thép đúc không gỉ.
- A234 – A234/A234M-99: Đặc điểm kỹ thuật phụ kiện ống thép hợp kim, thép rèn Carbon ở nhiệt độ vừa và cao.
- ASTM A615/A615M-16: Tiêu chuẩn riêng cho thép thanh vằn.
3.2. Tiêu chuẩn ISO (International Organization for Standardization)
ISO 9001 là một tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế phát triển và ban hành vào ngày 24 tháng 9 năm 2015. Tiêu chuẩn này có tên đầy đủ là ISO 9001:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu. ISO 9001 đưa ra các yêu cầu được sử dụng như một khuôn khổ cho một Hệ thống quản lý chất lượng. Tiêu chuẩn ISO đảm bảo rằng sản phẩm thép đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và an toàn quốc tế.
Tiêu chuẩn ISO 9001 là tiêu chuẩn được áp dụng phổ biến nhất trong thị trường thép tại Việt Nam
Các phiên bản của ISO 9001 trong ngành sắt thép:
- ISO 9001:1987 Quality systems – Model for quality assurance in design/development, production, installation and servicing (Quản lý chất lượng – Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế/triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật).
- ISO 9001:1994 Quality systems – Model for quality assurance in design, development, production, installation and servicing (Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:1996 Quản lý chất lượng – Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế, triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật).
- ISO 9001:2000 Quality management systems – Requirements (Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:2000 Quản lý chất lượng – Các yêu cầu).
- ISO 9001:2008 Quality management systems – Requirements (Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:2008 Quản lý chất lượng – Các yêu cầu).
- ISO 9001:2015 Quality management systems – Requirements (Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:2015 Quản lý chất lượng – Các yêu cầu). Đây là phiên bản mới nhất sẽ thay thế phiên bản hiện hành ISO 9001:2008 đã hết hạn vào tháng 9/2018.
Mỹ Việt luôn phát triển hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 mang đến cho người tiêu dùng các sản phẩm tốt nhất
Là một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực tôn-thép và vật liệu xây dựng Mỹ Việt đã khẳng định vị thế qua một loạt các dòng sản phẩm chủ đạo như các thương hiệu thép ống-thép hộp Olympic, thép Vitek,... được sản xuất trực tiếp trên dây chuyền công nghệ hiện đại, ứng dụng quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015, TCVN, ASTM A792, ASTM A755, đảm bảo cung cấp cho thị trường sản phẩm đạt chất lượng cao nhất, đáp ứng được những nhu cầu khắt khe và thiết thực nhất của người tiêu dùng, góp phần tô điểm cho các công trình từ nhà dân dụng đến các công trình lớn trên toàn quốc.
3.3. Tiêu chuẩn JIS (Japanese Industrial Standards)
JIS là hệ thống tiêu chuẩn được áp dụng cho tất cả các hoạt động liên quan đến công nghiệp của Nhật Bản. Các quy trình của tiêu chuẩn này được xây dựng bởi Ủy ban tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản và ban hành bởi liên đoàn tiêu chuẩn Nhật Bản.
Vai trò của tiêu chuẩn JIS trong công nghiệp:
Cũng giống như các bộ tiêu chuẩn khác như ISO, JIS tham gia vào việc xây dựng và thiết lập các tiêu chuẩn về chất lượng, phạm vi các ngành công nghiệp. Không những thế, JIS còn tham gia hợp tác cùng với hai bộ tiêu chuẩn trên trong việc đánh giá về năng lực của phòng thí nghiệm, cơ sở sản xuất…
Chứng nhận sự đảm bảo về chất lượng sản phẩm, các thành phần tham gia vào cấu tạo của sản phẩm cũng được chứng nhận về độ an toàn, yếu tố thân thiện môi trường.
Đánh giá hệ thống quản lý của cơ quan, chủ thể sản xuất, nhà máy, dây chuyền sản xuất.
Đưa ra những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng sản phẩm, đo lường các yếu tố về thành phần, cấu tạo, mật độ, nồng độ…để đảm bảo những sản phẩm mà các nhà máy đưa ra thị trường không chỉ đảm bảo về chất lượng mà còn loại trừ các nguy cơ về sự thiếu an toàn.
Tiêu chuẩn JIS được áp dụng rộng rãi trong ngành sắt thép tại Việt Nam và các nước Châu Á khác
Một số tiêu chuẩn JIS trong ngành thép phổ biến tại Việt Nam:
- JIS G3101:2004 SS400 là tiêu chuẩn dành cho các loại thép cắt Laser.
- Tiêu chuẩn JIS G3112:2010 thường được sử dụng cho thép vằn để xác định kích thước khối lượng và giới hạn gai cho phép.
- Tiêu chuẩn JIS G3192:2000 dành cho thép góc cạnh đều
- Tiêu chuẩn JIS G3312:2012 dành cho các loại thép mạ kẽm phủ sơn
- Tiêu chuẩn JIS G3322:2012 dành cho các loại thép mạ nhôm kẽm phủ sơn
- Tiêu chuẩn JIS G3444 dành cho các loại ống thép sử dụng nguyên liệu mác thép STK290, STK400, STK490, STK500, STK540 để sản xuất.
- Tiêu chuẩn JIS G3505 dành cho các loại Thép cán kéo hàm lượng các bon thấp
Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản được áp dụng không chỉ ở phạm vi nội địa mà còn phổ biến ở một số quốc gia châu Á hay khu vực Thái Bình Dương và hệ thống tiêu chuẩn của nó cũng là tiền đề xây dựng cho nhiều tiêu chuẩn của các quốc gia khác, điển hình như Trung Quốc, Hàn Quốc.
Trên đây là một số tiêu chuẩn công nghiệp thép phổ biến trong ngành sản xuất thép tại Việt Nam. Hy vọng những thông tin bổ ích trên sẽ giúp quý khách hàng dễ dàng hơn trong việc phân biệt và lựa chọn sản phẩm thép phù hợp theo từng mục đích sử dụng.