-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Có thể bạn chưa biết: Lỗi thường gặp ở mái tôn và cách khắc phục
Đăng bởi NGUYỄN MINH TUẤN vào lúc 05/09/2020
Mái tôn giúp che chở và bảo vệ cho ngôi nhà tránh được những tác động xấu của thời tiết. Tuy nhiên, sau một thời gian được đưa vào sử dụng, mái tôn có thể gặp phải những hư hỏng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Vậy nên, trong bài viết này Myvietgroup.vn sẽ chỉ ra cho bạn những lỗi thường gặp ở mái tôn và cách khắc phục khi phần mái tôn nhà bạn gặp phải vấn đề nhé!
Danh mục nội dung |
1. Mái tôn bị thủng, xuống cấp |
1. Mái tôn bị thủng, xuống cấp
Mái tôn bị thủng, xuống cấp
- Nguyên nhân: những tấm tôn lợp mái bị thủng, xuống cấp là do sau một thời gian dài sử dụng phải chịu sự tác động của các điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở nước ta, tiếp xúc với các yếu tố như: nắng, mưa, không khí ẩm mái tôn có thể sẽ bị oxy hóa và dẫn đến tình trạng rỉ sét, thủng và xuống cấp. Điều này không chỉ gây mất thẩm mỹ cho ngôi nhà mà còn gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sinh hoạt của các hộ gia đình cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của các công ty, xí nghiệp, xưởng sản xuất,...
- Cách khắc phục: Có nhiều cách khác nhau để giải quyết tình trạng này, tùy thuộc vào các mức độ hư hỏng mà bạn có thể thay mới toàn bộ hoặc một phần tôn lợp nhà. Bên cạnh đó, để khắc phục trường hợp này bạn hãy lắp đặt quạt thông gió để loại bỏ phần nước đọng lại trên mái tôn sau những cơn mưa lớn.
2. Mái tôn lợp nhà bị cong, biến dạng
Tôn lợp mái bị cong và biến dạng
- Nguyên nhân: Mái tôn lợp nhà bị cong, biến dạng có thể do tác động của thiên nhiên như gió, bão hoặc do con người trong quá trình thi công đã thực hiện không đúng cách khiến cho mái tôn bị gãy sóng gây đọng nước trên tấm lợp mái tôn tại những vị trí thấp trũng và dẫn đến tình trạng rỉ, sét hoặc thủng lỗ.
- Cách khắc phục: Để khắc phục tình trạng này, bạn cần thay mái tôn mới và trong quá trình lắp đặt cần đảm bảo phần cuối mái tôn có độ dốc lớn để nước có thể thoát được hết. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sửa chữa bằng cách dùng đinh vít khoan vào sóng nổi ngay vị trí sóng tôn bị gãy thấp trũng rồi dùng dây kẽm cột vào một chiếc gậy rồi từ từ kéo những chỗ bị biến dạng thấp trũng trở về trạng thái ban đầu. Làm từ từ khi nào mái tôn không bị trũng nữa, hạn chế không nên dẫm đạp lên chỗ tôn đã bị gãy để tránh cho tấm tôn không bị trũng lặp lại.
3. Tôn lợp nhà bị thấm dột
Tôn lợp mái bị thấm dột
Mái tôn bị thấm dột có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra nhưng chủ yếu là dột ở vị trí nối mái, nối máng, thoát nước nhỏ; dột ở các vị trí thủng tôn hoặc dột ở vị trí mũ đinh bị rỉ, bật mái.
- Dột mái tôn ở vị trí nối mái, nối máng, thoát nước nhỏ: là dột từ những vị trí nối tôn, nhất là phía cuối máng thoát nước có độ dốc máng nhỏ, máng thoát nước bé, ống thoát nước nhỏ hoặc do khoảng cách đặt ống nước quá xa nên lượng nước mưa thoát không kịp dẫn đến tràn ra ngoài, thấm qua các vị trí nối tôn. Để cải thiện nguyên nhân này bạn có thể thay máng tôn to hơn, bổ sung hoặc thay ống thoát nước to hơn, dày hơn vào các vị trí cần thay lắp. Tiếp đến, hãy bôi keo silicon vào các vị trí nối mái, nối máng, cổ ống, đầu vít,... để tránh cho nước mưa thấm qua.
- Dột mái tôn ở các vị trí thủng tôn: là dột từ những vị trí tôn bị thủng lỗ do lâu ngày gặp phản ứng điện hóa bị ăn mòn tôn hoặc do sử dụng loại tôn kém chất lượng gặp nắng nóng bị giãn ra, lạnh co đột ngột làm thủng lỗ trên mái càng lâu càng nhiều. Biện pháp để bạn có thể tự khắc phục tình trạng này là hãy xác định vị trí tôn bị thủng, sau đó cắt một miếng tôn to hơn vị trí bị thủng rồi dán hoặc bắt đè lên miếng tôn đã cắt lên vị trí thủng, cuối cùng bơm keo silicon lên các mép tiếp giáp xung quanh giữa miếng tôn dán và mái tôn được dán hoặc đầu vít tôn bắt đè lên.
- Dột mái tôn ở vị trí mũ đinh bị rỉ, bật mái: mái tôn thường xuyên tiếp xúc với nước mưa nên lâu dần tại vị trí đinh ốc vít gắn trên mái bị ăn mòn gây tôn rỉ sét, mục ngày càng rộng ra. Khi có gió thổi mạnh các mũ đinh bị bật lên dẫn đến hở gioăng sẽ gây rò rỉ nước hoặc mái tôn bị lật lên. Phương pháp để giải quyết tình trạng này là bạn hãy chuẩn bị keo silicon và súng bắn vít, sau đó bắn vít bổ sung vào các vị trí ốc vít bị han rỉ để đè tấm tôn xuống, tiếp đến bơm keo silicon vào các đầu ốc vít bị han rỉ, vào các lỗ bắn ốc vít cũ, bơm keo lên các đầu ốc vít mới bắn bổ sung.
4. Mái tôn ồn khi trời nắng
Mái tồn bị ồn khi trời nắng
Nguyên nhân: Mái tôn lợp nhà là phần phải tiếp xúc nhiều nhất với ánh sáng, nhiệt độ và các biến động môi trường. Với các đặc trưng thời tiết ở nước ta, nắng nóng và nhiệt độ cao là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng ồn trên mái tôn, đặc biệt là vào buổi trưa nắng nóng. Chất liệu tôn bị giãn nở nhiệt, biến đổi do nhiệt độ cao ngoài trời, thay đổi kích thước dẫn đến có tình trạng tiếng động giữa các lớp.Đây là một hiện tượng khá phổ biến với các loại tôn phẳng hoặc các dòng tấm lợp mái kém chất lượng.
Cách khắc phục: Để khắc phục tình trạng biến đổi nhiệt quá lớn gây ra tiếng ồn ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người dùng, cần phải tìm ra biện pháp giảm hấp thụ nhiệt cho mái tôn bằng cách sơn phủ chống nóng. Phương pháp này vừa giúp giảm nhiệt cho không gian, tăng cường khả năng chống nóng, giảm tác động môi trường ảnh hưởng đến chất liệu tôn, đồng thời giảm tiếng ồn do biến đổi nhiệt.
Ngoài ra, bạn cũng có thể làm mát mái tôn bằng nước, với hệ thống nước tự động làm mát cho bề mặt mái tôn. Có thể lắp đặt hệ thống làm mát tự động hoặc dội nước trực tiếp lên mái tôn nếu diện tích nhỏ hẹp, tuy nhiên nếu nhiệt độ quá cao, thì vấn đề sẽ khó mà khắc phục được.
5. Hướng dẫn kiểm tra, bảo dưỡng mái tôn
Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng mái tôn
Để mái tôn luôn được bền, đẹp theo thời gian sử dụng thì bạn hãy thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng tôn lợp mái theo một số cách dưới đây:
- Để mái tôn sử dụng được bền lâu với thời gian, bạn phải thường xuyên kiểm tra mái tôn nhiều lần trong năm, ít nhất là một năm 2 lần đặc biệt là thời điểm khi chuẩn bị bước vào mùa mưa bão để giảm thiểu những vấn đề về thấm dột do mưa lớn hoặc bão gây ra ảnh hưởng đến sinh hoạt của cả gia đình.
- Trước khi lên kiểm tra mái tôn, bạn cần phải có đồ bảo hộ, chân phải đi vào điểm tiếp giáp tôn giao nhau với xà gồ tránh trường hợp mái tôn bị mục nát làm cho mái tôn bị dột nặng hoặc bị biến dạng.
- Bạn nên kiểm tra mái tôn bằng mắt thường và sử dụng nước từ máy hút nước bơm lên, rồi tiến hành dùng vòi phun nước từ điểm cao nhất xuống để nước chảy như mưa to thực tế, rồi nhìn từ phía dưới nhà lên xem mái tôn có bị thấm dột ở chỗ nào không? Kiểm tra, đánh dấu những vị trí nghi ngờ hoặc bị dột để tiến hành xử lý. Lưu ý là bạn cần phải kiểm tra thật kỹ những vấn đề mái tôn thường gặp phải như đã nêu ở trên để tránh bị bỏ sót.
- Bạn nên sử dụng đến các dịch vụ thuê thợ sửa chữa mái tôn chuyên nghiệp để việc kiểm tra, bảo dưỡng mái tôn được diễn ra an toàn và đạt chất lượng tốt nhất.
- Tuy nhiên, đối với những trường hợp bạn lựa chọn dùng những dòng tấm lợp mái với chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn đến từ thương hiệu uy tín, lâu năm thì bạn cũng không cần phải quá bận tâm đến vấn đề hỏng hóc, thấm dột, biến dạng hay có tiếng ồn xảy ra trong quá trình sử dụng.
Nhà sản xuất Mỹ Việt với 25 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển dòng tấm lợp mái Olympic được sản xuất trên dây chuyền hiện đại đạt tiêu chuẩn ASTM (Hoa Kỳ) và JIS (Nhật Bản), đã mang đến cho khách hàng những sản phẩm có độ bền vượt trội, mẫu mã đa dạng, tính thẩm mỹ cao đáp ứng được hầu hết yêu cầu của người tiêu dùng hiện nay cùng chính sách bảo hành tôn lợp mái cho khách hàng lên đến 25 năm.
Để có thể mua tấm lợp mái Olympic chính hãng từ nhà sản xuất, bạn có thể đến mua trực tiếp tại các cửa hàng phân phối tôn thép của Mỹ Việt Group hoặc liên hệ đến Tổng đài 0243 733 0886 (số máy lẻ 02) hoặc Trung tâm bảo hành 1800 5777 86 (miễn phí cước gọi) để được tư vấn, hỗ trợ, giải đáp các thắc mắc một cách nhanh nhất khi bạn có nhu cầu mua tôn hoặc làm đại lý tôn Olympic.
Hy vọng, qua bài viết này bạn đã có thêm cho mình những thông tin hữu ích để có thể nhận biết được những lỗi thường gặp ở mái tôn và cách khắc phục. Từ đó, cái thiện được những vấn đề hư hỏng của tấm lợp mái hay gặp phải trong quá trình sử dụng để không gây ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt của cả gia đình.