icon icon icon

Hướng dẫn tắm lá lốt trị thuỷ đậu đơn giản tại nhà 

Đăng bởi Nguyễn Thanh Xuân vào lúc 11/10/2022

Không chỉ góp phần tạo nên nhiều món ăn hấp dẫn, lá lốt còn xuất hiện trong nhiều bài thuốc tắm dân gian hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da, trong đó có thủy đậu. Vậy, lý do giúp loại lá này trở nên đa năng như vậy là gì? và có cần lưu ý gì khi tắm lá lốt không? Cùng Mỹ Việt khám phá Hướng dẫn tắm lá lốt trị thủy đậu đơn giản tại nhà dưới đây để trả lời các câu hỏi trên và ứng dụng ngay để cải thiện tình trạng bệnh an toàn và hiệu quả nhé. 

Danh mục nội dung 

1. Khi bị thủy đậu có được tắm nước lá không?

2. Bật mí các bước tắm lá lốt trị thủy đậu hiệu quả

3. Một vài lưu ý khi tắm lá lốt trị thủy đậu

Thủy đậu là bệnh lý ngoài da do virus Herpes Zoster gây nên thường bùng phát khi gặp kiểu thời tiết ẩm ướt, đặc biệt là vào mùa xuân. Bất cứ ai cũng có thể mắc thủy đậu, người mắc thủy đậu thường xuất hiện các triệu chứng như sốt nhẹ, người mệt mỏi, thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 11 đến 18 ngày, sau đó, tình trạng mụn đỏ, phát ban sẽ xuất hiện tại các vị trí khác nhau trên cơ thể tùy thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn của mỗi người. 

Tình trạng mụn đỏ trên da gây khó chịu, ngứa ngáy

Khi mắc bệnh thủy đậu, người bệnh thường xuyên cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu do vi khuẩn trong các nốt mụn gây nên. Lúc này, nếu không làm sạch cơ thể cộng thêm lượng mồ hôi tiết ra do thời tiết nóng ẩm sẽ vô tình tạo điều kiện cho càng nhiều vi khuẩn sinh sôi, dẫn tới tình trạng bệnh thêm nặng hơn. 

Chính vì vậy, thay vì lo lắng kiêng nước, kiêng gió khi bị thủy đậu, cách tốt nhất để cải thiện tình trạng bệnh chính là cố gắng loại bỏ vi khuẩn trên da đồng thời kìm hãm sự sinh sôi của chúng bằng cách luôn giữ cơ thể sạch sẽ và tắm đúng cách để tránh tình trạng bội nhiễm nguy hiểm. 

Khi mắc thủy đậu, người bệnh cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ để có thể giảm tối đa thời gian điều trị và những tác động đối với sức khỏe, bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và áp dụng biện pháp tắm lá lốt để cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn. 

Chứa nhiều thành phần có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn như hoạt chất Flavonoid, Akaloit,... lá lốt khi được đun thành nước tắm sẽ giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu do phát ban trên cơ thể hiệu quả, từ đó, đẩy nhanh tốc độ phục hồi của làn da, đồng thời cấp ẩm, giúp thải hết độc tố và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. 

Vậy tắm lá lốt đúng cách tiến hành như thế nào?

Bước 1: Chuẩn bị nước tắm lá lốt

Tiến hành chuẩn bị nước tắm lá lốt đúng cách 

Bí quyết để quá trình tắm lá lốt diễn ra nhanh chóng và hiệu quả phụ thuộc rất nhiều ở khâu chuẩn bị nước tắm. Theo đó, nguyên liệu bạn cần chuẩn bị bao gồm:

  • Khoảng 100 gram lá lốt tươi
  • Nước sạch
  • Muối trắng

Lá lốt tươi cần được rửa sạch với nước để loại bỏ hết bụi bẩn, côn trùng bám trên lá, tránh gây tình trạng mụn thủy đậu trở nên nghiêm trọng hơn Bạn có thể ngâm lá với muối trắng, sau đó vớt ra và cho vào nồi nước đã chuẩn bị sẵn để tiến hành đun nước tắm. Nước lá lốt nên đun sôi trong khoảng 5 phút đến khi chuyển màu để đảm bảo các tinh chất trong lá lốt đã được hòa tan hết trong nước. 

Bước 2: Pha nước tắm lá lốt 

Yếu tố quan trọng nhất khi pha nước tắm lá lốt trị thủy đậu chính là nhiệt độ nước. Bạn cần lưu ý đảm bảo giữ độ nóng của nước ở mức vừa phải, không quá nóng để tránh gây bỏng da nhưng cũng không được quá lạnh để tránh khiến tình trạng bệnh diễn biến nặng thêm. 

Giờ đây, với sự trợ giúp của bình nóng lạnh Olympic, việc điều chỉnh nhiệt độ nước nóng vừa phải chưa bao giờ dễ dàng đến thế. Tất cả những gì bạn cần làm đó là bật thiết bị khoảng 10 - 15 phút trước khi sử dụng. Với khả năng làm nóng nhanh, giữ nhiệt lâu tới 48 giờ cùng lợi thế đa dạng mức dung tích, bình nóng lạnh Olympic sẽ giúp quá trình tắm lá lốt của bạn trở nên đơn giản, nhanh chóng và tiện lợi hơn, từ đó hỗ trợ điều trị thủy đậu hiệu quả. 

Bước 3: Tiến hành tắm lá lốt 

Tắm nước lá lốt trị thủy đậu an toàn 

Sử dụng nước lá lốt đã được pha loãng ở mức nhiệt vừa phải để tắm toàn bộ cơ thể, tránh cọ mạnh vì có thể khiến các nốt thủy đậu bị vỡ, gây đau rát, thậm chí nhiễm trùng. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý không tắm quá lâu để tránh cơ thể bị nhiễm lạnh, ảnh hưởng đến tình trạng bệnh. 

Bước 4: Lau khô người sau khi tắm

Kết thúc quá trình tắm lá lốt, hãy tráng lại toàn bộ cơ thể với nước ấm sạch để loại bỏ vụn lá trên cơ thể và dùng khăn bông mềm lau khô người, lưu ý tránh cọ vào các nốt mụn vì có thể khiến chúng bị vỡ, gây đau rát. 

Tham khảo: Gợi ý 6 loại lá tắm trị rôm sảy cho bé cực hiệu quả 

  • Sau khi tắm lá lốt, nếu trên da xuất hiện tình trạng kích ứng, sưng, nổi nhiều mẩn đỏ hơn, hãy dừng ngay việc ứng dụng liệu pháp này để tránh khiến bệnh nặng thêm, đồng thời tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn kịp thời. 
  • Tần suất tắm lá lốt trị thủy đậu nên được điều chỉnh khoảng 2 - 3 lần/1 tuần, không nên quá lạm dụng phương pháp tắm nước lá, thay vào đó, hãy kết hợp tắm với nước ấm sạch để loại bỏ vi khuẩn trên da và cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng. 

Một số lưu ý giúp tắm lá lốt trị thủy đậu an toàn, hiệu quả 

  • Nếu lựa chọn tắm bồn, người bị thủy đậu nên vệ sinh sạch sẽ bồn sau khi kết thúc quá trình tắm để tránh nguy cơ lây nhiễm cho người dùng sau đó. 
  • Quần áo nên lựa chọn khi bị thủy đậu là những loại mỏng nhẹ, rộng rãi, thấm hút mồ hôi để tránh cọ xát vào các vết mụn và gây đổ mồ hôi quá nhiều. 
  • Lưu ý xác định rõ nguồn gốc của lá lốt dùng đun nước tắm cho trẻ, không sử dụng lá có chứa thuốc bảo vệ thực vật, nhiều sâu bệnh vì có thể khiến da bị kích ứng, thậm chí nhiễm trùng nghiêm trọng. 

Hy vọng những bật mí của Mỹ Việt trong bài viết Hướng dẫn tắm lá lốt trị thủy đậu trên đây có thể giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng và an toàn nhé, đừng quên trang bị ngay bình nóng lạnh Olympic và tận hưởng những tiện ích hiện đại mà thiết bị mang lại nhé. 

Tags : bị thủy đậu có được tắm lá lốt không, hướng dẫn tắm lá lốt trị thủy đậu, tắm lá lốt trị thủy đậu cần lưu ý gì
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

Hệ thống đại lý