icon icon icon

Hướng dẫn gia chủ làm lễ nhập trạch chi tiết nhất 

Đăng bởi Nguyễn Thanh Xuân vào lúc 02/04/2021

Là một trong số 3 nghi lễ rất quan trọng khi làm nhà mới được ông cha ta truyền lại, Lễ nhập trạch luôn được gia chủ coi trọng và tiến hành sao cho đầy đủ nghi thức nhất. Vậy, thủ tục dọn về nhà mới gồm những bước nào và gia chủ cần lưu ý gì khi tiến hành làm lễ? Tất cả sẽ được tìm thấy trong Hướng dẫn gia chủ làm lễ nhập trạch chi tiết nhất của Mỹ Việt. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về cẩm nang này với chúng tôi bạn nhé.

Danh mục nội dung 

1. Ý nghĩa của lễ nhập trạch 

2. Thủ tục để dọn về nhà mới cần những gì?

     2.1. Kiểm tra lại chất lượng ngôi nhà trước khi làm lễ 

     2.2. Chọn ngày làm lễ nhập trạch cẩn thận 

     2.3. Chuẩn bị mâm đồ cúng 

3. Tiến hành làm lễ nhập trạch đúng cách 

4. Lưu ý khi dọn vào nhà mới

1. Ý nghĩa của lễ nhập trạch Tổ chức lễ nhập trạch khi chuyển vào nhà mới

Tổ chức lễ nhập trạch khi chuyển vào nhà mới

Lễ nhập trạch được tiến hành khi gia chủ dọn vào nhà mới, áp dụng với cả nhà mới xây và mới mua. Nghi lễ cổ truyền này nhằm báo cáo với các vị thần thổ công, thổ địa và gia tiên về việc kết thúc xây dựng, tượng trưng cho thủ tục đăng ký hộ khẩu với các vị thần linh tại vùng đất nơi ngôi nhà tọa lạc và cầu mong cho mọi người sinh sống tại địa phận của ngài được mạnh khỏe, bình an. 

Lễ nhập trạch gồm những yếu tố cơ bản nào và làm sao để quá trình làm lễ diễn ra thật suôn sẻ? Đáp án của 2 câu hỏi này sẽ được Mỹ Việt giải đáp đầy đủ với 3 gợi ý dưới đây, cùng tìm hiểu và áp dụng ngay bạn nhé. 

2.1. Chọn ngày làm lễ nhập trạch cẩn thận 

Chọn ngày giờ hoàng đạo 

Chọn ngày giờ hoàng đạo 

Những yếu tố về phong thủy luôn được gia chủ đặc biệt quan tâm khi thi công xây dựng hoặc khi tiến hành làm các nghi lễ cúng bái, trong đó, ngày giờ hoàng đạo được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu. Theo quan niệm của nhiều người, ngày, giờ tốt sẽ đảm bảo công việc diễn ra được thuận lợi, tránh được những rủi ro, trục trặc ngoài ý muốn và đặc biệt, đem lại tài lộc và may mắn cho các thành viên trong gia đình. 

Tham khảo: Bí quyết thiết kế nhà theo phong thủy đem lại tài lộc cho gia chủ. 

2.2. Chuẩn bị mâm đồ cúng 

Mâm đồ cúng là yếu tố không thể thiếu của buổi lễ. Tùy vào điều kiện kinh tế của từng gia đình mà gia chủ có thể chuẩn bị mâm lễ phù hợp, nhưng vẫn cần đảm bảo một số yếu tố cơ bản như:

Mâm đồ cúng lễ nhập trạch

Mâm đồ cúng lễ nhập trạch 

  • Hoa tươi, ngũ quả
  • 3 ly trà, rượu 
  • Hương, nến
  • Trầu cau, bánh kẹo, bao thuốc
  • Xôi
  • Thịt heo quay
  • Gạo tẻ
  • Muối hạt sạch 
  • 1 bộ tam sên (gồm thịt heo luộc, trứng luộc, tôm hoặc cua luộc)
  • Gà luộc 
  • Tiền vàng

2.3. Sẵn sàng với văn khấn nhập trạch đơn giản

Bài văn khấn trong ngày lễ về nhà mới bao gồm 2 phần là văn khấn thần linh và văn khấn gia tiên. Trong đó, gia chủ cần lưu ý diễn đạt sao cho thật trôi chảy, rõ ràng và thành tâm lời xin phép để gửi đến bề trên và mong muốn được dọn về nhà mới, sinh sống yên ổn, hạnh phúc. 

Bài văn khấn mẫu gia chủ có thể tham khảo phần dưới đây:

Con kính lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật. Con kính lạy thần linh thổ địa cai quản trong khu vực này, Hôm nay ngày… tháng… năm… 

Con là…. trú tại… 

Thành tâm sửa biện hương hoa, dâng lên trước án, kính cẩn tâu trình. Nay gia đình hoàn tất công trình, chọn ngày lành dọn về, cầu xin chư vị minh thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại…… và cho phép rước vong linh gia tiên về nơi ở mới này để gia đình thờ phụng. Xin chư vị minh thần độ cho gia quyến chúng con khỏe mạnh, làm ăn tiến tới tài lộc dồi dào, vạn điều tốt lành. Cả nhà đều bình an, sức khỏe dồi dào, thịnh vượng, an khang. Chúng con lễ bạc, tâm thành, trước án kính lễ, mong được phù hộ độ trì. 

Quy trình tiến hành lễ nhập trạch cần được tiến hành theo trình tự được sắp xếp và chuẩn bị sẵn để tránh bỏ qua hay thiếu bước nào. Dưới đây là cách cúng nhập trạch về nhà mới mà Tôn Olympic gợi ý cho bạn, cùng tham khảo nhé.

Dọn đồ vào nhà mới sau lễ nhập trạch

Dọn đồ vào nhà mới sau lễ nhập trạch

  • Trước hết, gia chủ cần chuẩn bị sẵn 1 lò than và đặt nó ở chính giữa cửa ra vào
  • Người bước qua lò than đầu tiên để vào nhà là chủ nhà (bước chân trái trước), tay cầm theo bát hương và bài vị gia tiên 
  • Các thành viên khách cũng lần lượt bước qua lò than, lưu ý ai cũng nên mang theo một vật dụng nào đó như chổi mới, chiếu, nệm, tiền,... tượng trưng cho lễ vật khi bước vào nhà mới. Người trong gia đình bất cứ tuổi nào cũng có thể vào, không phải kiêng kỵ. 
  • Sau khi bước vào nhà, việc đầu tiên cần làm là mở mọi cửa chính và cửa sổ nhằm khai thông khí, đánh thức ngôi nhà 
  • Các thành viên khác sắp xếp lại bàn thờ gia tiên, bày lại mâm cúng nhập trạch được đặt giữa nhà, hướng về hướng phù hợp với mệnh và tuổi của gia chủ, lưu ý tránh để bàn thờ hướng thẳng ra cửa  
  • Tiếp đó, gia chủ tiến hành thắp nhang và đọc văn khấn, ưu tiên bát hương cúng thần linh ở giữa cắm trước, những thành viên khác đứng chắp tay nghiêm trang trước mâm cúng
  • Sau khi đọc xong văn khấn, chủ nhà bật bếp, đun nước pha trà để dâng lên thần linh, gia tiên và đồng thời kích hoạt trường khí tốt tại khu bếp
  • Tiến hành hóa tiền vàng, lấy rượu rưới lên tàn tro 
  • Giữ lại 3 hũ muối, gạo, nước đặt lên bàn thờ ông Công ông Táo tượng trưng cho sự đầm ấm, no đủ
  • Sau cùng, khi đã hoàn tất lễ nhập trạch, gia chủ có thể mang toàn bộ đồ đạc vào và sắp xếp theo ý muốn.

4. Lưu ý khi làm lễ dọn vào nhà mới 

Cuối cùng, sau khi đã nắm được đầy đủ các bước và thứ tự làm lễ chính xác nhất, gia chủ nhất định không thể bỏ qua những lưu ý quan trọng dưới đây.

  • Trong trường hợp gia chủ chỉ lấy ngày nhập trạch tốt mà chưa chính thức chuyển vào ở thì cần ngủ lại 1 đêm sau khi kết thúc làm lễ
  • Nếu nơi ở mới được tận dụng để kinh doanh, cần dọn và chuẩn bị bàn thờ thần tài và ông địa thật chu đáo để tỏ lòng thành kính và nhận được sự bảo hộ cho công việc của gia đình
  • Cần lưu ý tìm hiểu hoặc nghe tư vấn kỹ càng về việc chọn hướng bàn thờ hợp phong thủy để mang lại may mắn, tránh tai ương
  • Nếu nhà mới được mua lại từ người chủ cũ, cần thực hiện xông nhà để xua đuổi chướng khí từ trước, có thể dùng trầm hương, nhang hương, các loại thảo dược,...

Hy vọng với những Hướng dẫn chi tiết làm lễ nhập trạch ở trên của Mỹ Việt, gia chủ đã nắm được quy trình chuẩn bị và các bước tiến hành làm lễ để có thể thuận lợi chuyển vào và sinh sống trong nơi ở mới. Cùng đón chờ những bài chia sẻ hữu ích tiếp theo của chúng tôi bạn nhé. 

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

Hệ thống đại lý