-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Những cách chống bão cho nhà mái tôn đơn giản và hiệu quả
Đăng bởi NGUYỄN MINH TUẤN vào lúc 05/09/2020
Nhà lợp mái tôn ngày càng chiếm lĩnh được thị trường bởi tuổi thọ sử dụng lớn, tính thẩm mỹ cao, giá thành rẻ và dễ dàng thi công. Tuy nhiên, vào mùa mưa bão đặc biệt là những công trình xây dựng nhà lợp mái tôn ở miền biển thường xuyên phải chịu tác động của các trận bão lớn cần phải nắm được những cách chống bão cho tôn lợp mái để hạn chế được các thiệt hại về người và tài sản. Vì vậy, với bài viết dưới đây Myvietgroup.vn sẽ gợi ý cho bạn những cách chống bão cho nhà mái tôn cực đơn giản và hiệu quả, bạn hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
Danh mục nội dung |
1. Cố định lại các góc của mái nhà 3. Vít chặt lại hệ thống mái tôn vào khung nhà |
1. Cố định lại các góc của mái nhà
Để cố định lại các góc của mái nhà, bạn hãy sử dụng đến một tấm kim loại để bảo vệ tất cả các cạnh của mái tôn dọc theo các góc của ngôi nhà thì gió bão sẽ không thể làm lật mái được. Bạn cũng cần phải chú ý đến khoảng cách của các đinh vít khi bắn tấm lợp kim loại vào các cạnh của mái tôn, bởi khoảng cách giữa các đinh vít đó sẽ quyết định sức mạnh của mái tôn khi chống chịu bão, cụ thể thì khoảng cách giữa các đinh vít nên được bắn gần các mép của tấm tôn.
Ngoài ra, để giúp cho phần mái nhà thêm chắc chắn hơn bạn cũng có thể có thể dùng đến các thanh sắt, gỗ hay tre để nẹp mái nhà theo chiều ngang cách nhau từ 1,5m - 2m. Để việc sử dụng nẹp chống bão cho mái nhà đạt hiệu quả tốt nhất, bạn hãy cố định các thanh nẹp lại bằng cách bắt vít hoặc xâu dây thép vào xà gồ. Việc sử dụng nẹp để gia cố mái nhà thường sẽ dễ thi công hơn nhưng lại rất dễ đọng lại rác trên mái nhà sau mỗi trận mưa bão và không có khả năng thoát nước mưa nhanh.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách chống bão cho nhà mái tôn
2. Sử dụng ke chống bão
Ke chống bão được coi là loại vật liệu khá được ưa chuộng trên thị trường hiện nay. Với công dụng là giúp tăng tiết diện liên kết giữa mái và xà gồ cùng ưu điểm có độ bền cao, chịu được sức giật của gió bão. Khi bắn ke chống bão lên mái tôn thì diện tích ke được bao trùm lên toàn bộ phần sóng dương và một phần sóng âm của hai tấm lợp mái, lúc này ke chống bão, tôn lợp và xà gồ được giữ chặt thành một khối thống nhất. Nhờ vậy mà ke chống bão có thể làm tăng độ khít giữa điểm giao tiếp của hai tấm tôn lợp mái, giúp cho gió không luồn qua được, giữ chắc được mái tôn với xà gồ không bị lung lay, hỏng hóc.
Dùng ke chống bão cho nhà mái tôn
3. Vít chặt lại hệ thống mái tôn vào khung nhà
Mái nhà là phần phải chịu sự tác động mạnh mẽ nhất khi có gió bão, nếu như khung của mái nhà và toàn bộ tấm lợp mái nhà không được vít chặt với nhau để tạo mái nhà chống bão hiệu quả thì mái lợp nhà có thể sẽ bị tốc và lật khi có mưa bão to. Phần lớn những mái nhà bị hư hại sau các trận giông bão là do mái lợp không được vít chặt, gia cố chắc chắn và đúng cách, điều đó có thể sẽ gây thiệt tới một số tài sản của ngôi nhà cũng như làm ảnh hưởng tới tính mạng con người. Vì vậy, khi thi công mái tôn bạn nên kiểm tra xem các thợ lắp đặt đã vít chặt hay chưa và sau một thời gian sử dụng các đinh vít thường có dấu hiệu bị lỏng, lúc này bạn cần vít chặt lại và bảo dưỡng lại mái tôn.
Khoảng cách giữa các đinh vít sẽ phụ thuộc vào thiết kế của ngôi nhà, tuy nhiên khoảng cách giữa các đinh vít được coi là tốt nhất là nên gần các mép của tôn lợp mái. Với những ngôi nhà lợp mái tôn ở trong vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của mưa bão thì nên gắn với khung nhà bằng các loại đinh vít thật chắc chắn, vít có cường độ cao và tăng thêm số lượng vít tại các thanh xà gồ cuối.
4. Tăng trọng lượng của mái tôn bằng bao cát
Tăng trọng lượng mái tôn bằng bao cát
Bên cạnh việc sử dụng những cách trên, bạn cũng có thể dùng tới bao cát hoặc bao sỏi để chống bão bằng cách đặt các bao cát này lên trên phần mái tôn lợp nhà. Trọng lượng của những bao cát này thường là từ 15kg đến 20kg, được đặt lên đầu hoặc phần mép của tôn lợp mái và cách nhau từ 1m - 1,5m để mái tôn kịp thoát nước, không nên xếp quá sát nhau. Lưu ý là diện tích tôn lợp mái càng rộng thì càng cần nhiều số lượng các bao cát và với những mái nhà có độ dốc lớn thì cần liên kết các bao cát lại với nhau bằng dây vắt qua đỉnh mái để phòng trường hợp trôi trượt.
5. Sử dụng tấm lợp mái của các thương hiệu sản xuất uy tín
Mua tôn lợp mái Olympic cho công trình đẹp
Để gia tăng sức chịu đựng của mái tôn với gió bão, bạn nên chọn mua tôn lợp ở các thương hiệu sản xuất uy tín, lâu năm để đảm bảo được tiêu chuẩn chất lượng nhất. Đồng thời bạn cũng nên chọn những loại tôn có độ dày cao để mang đến khả năng chống chịu trước gió bão tốt hơn, đặc biệt là với những ngôi nhà ở vùng biển nơi thường xuyên phải chịu tác động của những trận bão.
Tôn Olympic là thương hiệu lâu năm trên thị trường, được nhiều người tiêu dùng tin tưởng sử dụng. Các sản phẩm tôn Olympic sử dụng công nghệ hiện đại hàng đầu Châu Âu, có sự kiểm tra nghiêm ngặt, chặt chẽ từ nguồn nguyên liệu đầu vào đến chất lượng sản phẩm đầu ra. Chính điều đó đã giúp tạo nên những tấm lợp mái chất lượng quốc tế với độ dày đạt tiêu chuẩn, độ bền màu sơn, chống rỉ sét và ăn mòn tốt, tính thẩm mỹ cao, tuổi thọ lớn đáp ứng được các điều kiện khắc nghiệt gió bão và phù hợp với môi trường ở Việt Nam.
Nhà sản xuất Mỹ Việt bằng kinh nghiệm 25 năm xây dựng và phát triển dòng tấm lợp mái nhà Olympic hoàn toàn mang đến cho khách hàng sự tin tưởng, với chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, mẫu mã đa dạng, tính thẩm mỹ cao đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng hiện nay.
Để có thể mua tôn lợp mái Olympic đạt tiêu chuẩn từ nhà sản xuất, bạn có thể đến mua trực tiếp tại các cửa hàng phân phối chính hãng của Mỹ Việt Group hoặc liên hệ đến Tổng đài 0243 733 0886 (số máy lẻ 02) hoặc Trung tâm bảo hành 1800 5777 86 để được tư vấn, hỗ trợ, giải đáp các thắc mắc một cách nhanh nhất khi bạn có nhu cầu mua tôn hoặc làm đại lý tôn Olympic.
Hy vọng, với bài viết này bạn đã có thêm cho mình những kinh nghiệm chống bão cho tôn lợp mái hữu ích để có thể áp dụng vào chính ngôi nhà của mình cũng như lựa chọn được thương hiệu sản xuất tấm lợp mái chất lượng.
Tags :
chống bão cho nhà mái tôn,
chống bão cho nhà mái tôn như thế nào,
hướng dẫn chống bão cho nhà mái tôn