icon icon icon

BẬT MÍ CÁC NGHI LỄ TRONG XÂY NHÀ

Đăng bởi NGUYỄN MINH TUẤN vào lúc 12/04/2021

Theo quan niệm xưa của người Việt Nam, xây nhà là một trong ba công việc được coi như là quan trọng nhất của đời người. Bởi tính chất quan trọng của việc xây nhà nên mọi người thường rất trú trọng đến các nghi lễ trong xây nhà để tránh gặp những rủi ro, vận hạn và mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ. Bài viết dưới đây Mỹ Việt sẽ bật mí cho các bạn biết các nghi lễ cần thiết khi xây nhà để rước tài lộc vào nhà.

Danh mục bài viết

1. Tầm quan trọng của việc thực hiện các nghi lễ trong xây nhà

2. Các nghi lễ trong xây nhà bạn cần phải biết

  2.1. Lễ động thổ

  2.2. Lễ cất nóc

  2.3. Lễ nhập trạch

  2.4. Lễ tân gia

3. Những lưu ý khi thực hiện các nghi lễ trong xây nhà cần chú ý

4. Những điều cần biết khi xây nhà mới

  4.1. Dự trù chi phí và kinh phí phát sinh

  4.2. Nắm rõ quy trình xây dựng một ngôi nhà

4.3. Chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu uy tín

1. Tầm quan trọng của việc thực hiện các nghi lễ trong xây nhà

Việc thực hiện các nghi lễ làm nhà mang ý nghĩa như một lời thông báo về việc gia chủ sẽ sử dụng đất đó, mong gia tiên và thổ công sẽ phù hộ để việc thực hiện xây dựng được diễn ra thuận lợi. Một ngôi nhà đẹp hay một công trình sang trọng không chỉ thể hiện qua ngoại thất hiện đại, nội thất tiện nghi mà còn cần các yếu tố về phong thủy, hợp mệnh với gia chủ và những thành viên trong gia đình sẽ mang lại may mắn tài lộc dồi dào cho cả đại gia đình. Gia chủ không chỉ phải chọn hướng nhà sao cho hợp tuổi mình mà còn cần chú ý đến lễ động thổ, lễ cất nóc để ngôi nhà thêm hoàn hảo về mặt thiết kế lẫn quan niệm tâm linh. 

Chỉ một vài ý cơ bản trên các bạn có thể thấy được tầm quan trọng của việc thực hiện đầy đủ các nghi lễ trong xây nhà mà bất kỳ ai cũng không nên bỏ qua nghi thức này vừa để tránh những xui xẻo không đáng có vừa đem lại may mắn cho gia chủ.

Việc tiến hành nghi lễ trong xây nhà còn tùy thuộc vào phong tục, tập quán, điều kiện sinh sống của tùy từng gia chủ hay địa phương đó,... Dưới đây là một số nghi lễ cơ bản nhất khi xây nhà.

2.1. Lễ động thổ 

Mâm cỗ cúng lễ động thổ 

Mâm cỗ cúng lễ động thổ 

Sau khi gia chủ chọn được ngày lành tháng tốt sẽ tiến hành lễ động thổ để cúng báo cho thần linh, tổ tiên và thổ thần, thổ địa cầu cho quá trình xây nhà được thuận lợi, suôn sẻ. Động thổ từ lâu đã trở thành nghi lễ không thể thiếu trong việc xây dựng nhà hay các công trình lớn nhỏ. Theo phong tục xưa, lễ động thổ sẽ phải cúng tam sinh, tuy nhiên với sự phát triển của xã hội hiện nay thì chúng ta chỉ cần chuẩn bị con gà, đĩa xôi, hương hoa… Sau khi làm lễ xong gia chủ sẽ cuốc phát đất đầu tiên để trình với thổ thần xin phép được động thổ, sau đó mới cho công nhân đào móng đi vào xây dựng.

2.2. Lễ cất nóc

Lễ cất nóc hay còn được gọi là lễ Thượng Lương, đây là một trong những nghi lễ bắt buộc khi xây nhà, hay các công trình lớn được chủ đầu tư rất xem trọng. Nhằm muốn công trình xây cất được thuận lợi và gia chủ sinh sống trong ngôi nhà này gặp được nhiều may mắn. Vì nóc là bộ phận che chắn cả căn nhà, không có nóc không gọi là nhà được nên khi cất nóc làm nhà gia chủ cũng cần chọn ngày lành tháng tốt, giờ tốt, hợp tuổi, hợp mệnh để mong suôn sẻ, không xảy ra sai sót nào và tránh vận hạn sẽ ập tới khi làm nhà. Trong khi làm lễ, cái nóc được buộc hai cành lá thiên tuế và mấy vuông vải điều hay vóc đại hồng có hình bát quái. Đồ lễ cần có là một con gà, một đĩa xôi, một đĩa muối, một bát gạo, ba chén rượu trắng, tiền vàng, hương hoa,... Sau đó gia chủ sẽ đọc bài khấn cúng thần linh rồi đặt viên gạch đầu tiên lên nó rồi đổ mái nhà. 

2.3. Lễ nhập trạch

Nghi lễ nhập trạch là gì

Nghi lễ nhập trạch là gì

Nhập trạch trong Hán Việt có nghĩa là vào nhà, hiểu đơn giản nhập trạch có nghĩa là dọn vào nhà mới. Làm lễ nhập trạch là nghi lễ báo cáo việc ngôi nhà đã được làm xong và cảm ơn thần linh đã phù hộ trong suốt quá trình làm nhà. Đây là nghi thức được coi là quan trọng từ xưa đến nay, mỗi gia đình nào khi chuyển vào nhà mới đều phải thực hiện nghi lễ này. Đối với lễ nhập trạch gia chủ cần thực hiện một cách bài bản, mâm cúng thường phải có ban phần là hoa quả, hương hoa và mâm thức ăn. Sau khi chuẩn bị đủ lễ gia chủ sẽ chuẩn bị quần áo chỉnh tề đọc văn khấn, như là nghi thức thưa với thần linh về cai quản mảnh đất và ngôi nhà, che chở cho gia đình bạn luôn được may mắn, khỏe mạnh và thịnh vượng.

2.4. Lễ tân gia

Sau khi làm xong nhà mới, gia chủ thường chọn ngày lành tháng tốt để dọn đến ở rồi làm cỗ bàn thịnh soạn, sang trọng để mời mọi người đến ăn mừng nhà mới hay còn được gọi là lễ cáo gia tiên.

Sau khi thực hiện xong lễ tân gia, các nghi lễ trong xây nhà coi như đã được hoàn tất, gia chủ có thể yên tâm an cư lập nghiệp tại ngôi nhà mới.

3. Những lưu ý khi thực hiện các nghi lễ trong xây nhà cần chú ý

Khi thực hiện bất cứ nghi lễ làm nhà nào đều phải chọn ngày lành tháng tốt, tránh những ngày xấu, giờ xấu để tránh rước họa vào thân. Bên cạnh đó, nên thực hiện các nghi lễ vào ban ngày, đặc biệt những ngày trời sáng. Không nên thực hiện các nghi lễ trong xây nhà vào buổi tối, vì khi đó các vong linh, quỷ dữ sẽ hoạt động quấy nhiễu đến nghi lễ của bạn. Những người mang thai cũng không nên tham gia vào các nghi lễ này,...

Đây là một số lưu ý khi thực hiện các nghi lễ trong xây nhà mà bất cứ gia chủ nào cũng nên chú ý để không bị gặp những xui xẻo, vận hạn không đáng có.

Xây nhà là chuyện cả đời người, không chỉ một hai ngày mà có thể quyết định hay lên kế hoạch để có một ngôi nhà hoàn chỉnh. Vậy để lên kế hoạch xây nhà được diễn ra suôn sẻ nhất thì gia chủ, hay chủ đầu từ cần vạch ra những bước quan trọng để bắt tay vào xây dựng.

Những điều cần biết khi xây nhà mới

Những điều cần biết khi xây nhà mới

>> Xem thêm Từ A đến Z kinh nghiệm chọn màu tôn hợp tuổi Xem ngay!

4.1. Dự trù chi phí và kinh phí phát sinh

Trước khi xây nhà gia chủ cần có một bảng thống kê những chi phí phát sinh trong xây dựng để tránh rơi vào tình thế bị động. Có biết bao nhiêu khoản chi phí mà chủ đầu tư phải bỏ ra để có ngôi nhà đẹp. Dự trù kinh phí xây nhà giúp chủ đầu tư có thể sơ lược một cách tổng bộ chi phí xây dựng mà chủ đầu tư phải bỏ ra để xây dựng ngôi nhà. Các khoản chi phí này bắt buộc phải có và tác động trực tiếp đến chủ đầu tư hay gia chủ.

Chi phí xây nhà chênh lệch khá nhiều vì phụ thuộc vào quy mô xây dựng, điều kiện thi công, và các yêu cầu riêng của chủ đầu tư.

4.2. Nắm rõ quy trình xây dựng một ngôi nhà

Đầu tiên bạn phải hiểu được những nhu cầu cơ bản về ngôi nhà của bạn, cụ thể là diện tích, số phòng, phong cách và trang trí nội thất,... Chủ đầu tư cần có một bảng thiết kế cụ thể và tìm hiểu về phong thủy, hướng nhà sao cho hợp tuổi với gia chủ, cạnh đó cần bàn bạc thật kỹ với các thành viên còn lại trong gia đình. Tiếp đến là khâu chọn vật liệu xây dựng, chủ thầu hay nhân công để bắt tay vào xây dựng.

4.3. Chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu uy tín

Tấm lợp mái Olympic -  lựa của mọi công trình

Tấm lợp mái Olympic -  lựa của mọi công trình

Để có một ngôi nhà vững chắc theo thời gian thì ngay từ yếu tố nguyên vật liệu để làm nên ngôi nhà là rất quan trọng. Một nền móng chắc chắn, một mái nhà kiên cố trước nắng mưa, hay thậm chí bão gió thì việc chọn ra được một nhà cung cấp nguyên vật liệu uy tín là không thể bỏ qua. Tự hào là thương hiệu tôn thép với chất lượng Mỹ của người Việt, thương hiệu tôn thép Olympic được sản xuất bởi Công ty Mỹ Việt. Ứng dụng công nghệ sản xuất chuẩn quốc tế, những nguyên vật liệu nhập khẩu từ Italia được sản xuất theo dây chuyền hiện đại khép kín đã cho ra đời những tấm lợp mái của mọi thời để lại một ấn tượng cho người tiêu dùng bởi mang tính thẩm mỹ cao lại bền bỉ. 

Tôn lợp mái Olympic đáp ứng được nhu cầu của mọi khách hàng từ nhà ở dân dụng, nhà xưởng hay những công trình yêu cầu tính thẩm mỹ cao như biệt thự. Hiểu được nhu cầu của khách hàng, các loại tôn lợp mái từ tôn lạnh 1 lớp, tôn cách nhiệt, tôn cách nhiệt chống cháy hay tấm lợp mái kim cương đều  được Mỹ Việt cho ra đời nhằm phục vụ được những yêu cầu khắt khe nhất của khách hàng.

Ngay hôm nay hãy đặt mua nguyên vật liệu tôn lợp mái chất lượng cao bằng cách  mua hàng trực tiếp tại các nhà phân phối hoặc liên hệ đến Hotline 1800 5777 86 (miễn phí cước gọi đến), tổng đài 0243 733 0886 (số máy lẻ 02) để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.

Trên đây là tất cả các nghi lễ trong xây nhà cần thiết cho bạn để may mắn gõ cửa cũng như một số kinh nghiệm khi xây dựng nhà bạn nên biết để tránh sai sót. Hy vọng qua bài viết này các bạn có thể bỏ túi cho mình các nghi thức, những lưu ý khi chuẩn bị xây dựng một ngôi nhà mới. 

Tags : các nghi lễ khi xây nhà, lễ cúng đổ móng nhà, xây nhà xong cần làm gi
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

Hệ thống đại lý