icon icon icon

Công thức tính vật liệu xây nhà đơn giản 2024

Đăng bởi NGUYỄN MINH TUẤN vào lúc 18/06/2021

Xây nhà là việc hệ trọng đòi hỏi gia chủ cần thận trọng trong mỗi khâu từ lựa chọn nguyên vật liệu xây nhà cho đến giám sát quá trình thi công. Công đoạn tính vật liệu xây dựng dù quan trọng nhưng không ít gia chủ đã bỏ qua, điều này sẽ dẫn đến việc thừa, thiếu vật liệu, khó khăn trong thi công. Bởi vậy, bài viết dưới đây Myvietgroup.vn sẽ cung cấp công thức tính vật liệu xây nhà đơn giản cho gia chủ, mời bạn đón đọc.

DANH MỤC NỘI DUNG

1. Vai trò của việc dự trù vật liệu xây nhà

2. Công thức tính vật liệu xây nhà theo diện tích

   2.1. Tính diện tích nhà

   2.2. Bảng tính vật liệu xây nhà (bảng định mức cát, sắt thép)

3. Chọn vật liệu làm móng nhà

4. Chọn vật liệu lợp mái

1. Vai trò của việc dự trù vật liệu xây nhà

Thi công xây dựng nhà ở là một quá trình lâu dài, phức tạp với rất nhiều những chuyện ngoài dự liệu như: thiếu vật liệu, chuẩn bị sai vật liệu xây dựng,...Tất cả những yếu tố bên ngoài này sẽ ảnh hưởng không ít đến quá trình thi công dẫn đến công trình không đảm bảo.

Bởi vậy, để quá trình xây nhà diễn ra suôn sẻ, gia chủ cần dự trù tương đối vật liệu xây nhà. Điều này hoàn toàn có thể thực hiện bởi mỗi loại vật liệu đều có những tiêu chuẩn, công thức tính toán riêng. Dự trù chi phí càng sát sao thì công trình hoàn thành càng đúng kế hoạch.

2. Công thức tính vật liệu xây nhà theo diện tích

Muốn có công thức tính vật liệu xây dựng chính xác, bạn cần định mức vật liệu xây dựng. Tức số vật liệu cần sử dụng cho 1m2 sàn bê tông, tường theo như phương án đã lựa chọn. Tiếp đó, bạn nhân với diện tích ngôi nhà để cho ra vật liệu thực tế.

2.1. Tính diện nhà 

Công thức tính diện tích ngôi nhà

Công thức tính diện tích ngôi nhà

Diện tích ngôi nhà sẽ được tính toán bằng công thức dưới đây:

Diện tích sàn xây dựng (s) = diện tích phần sàn + diện tích khác

Trong đó:

  • Diện tích sàn: Sẽ là diện tích có mái (tôn, ngói, trần…). Kể cả giếng trời, cầu thang có lợp mái được tính 100% tổng diện tích sàn
  • Các tầng: 100% (có bao nhiêu lầu tất cả thì nhân lên bấy nhiêu lần
  • Mái nhà: 30% diện tích đối với mái tôn, 50% diện tích đối với mái bằng và nếu là mái ngói thì 70% diện tích
  • Sân nhà (lát nền và xây tường bao): 50% diện tích sân

2.2. Bảng tính vật liệu xây nhà (bảng định mức cát, sắt thép)

Vật liệu xây nhà sẽ có những thay đổi nhất định tùy theo đơn vị cung cấp. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo bảng vật liệu xây nhà dưới đây để có những dự trù ban đầu.

Bảng dự trù định mức cát xây nhà

Phân loại

Đá dăm (m3)

Cát vàng (m3)

Xi măng PCB40 (kg)

Nước (lít)

Vữa xây tô mác 75

 

1,09

247

110

Vữa bê tông mác 200

0,86

0,483

248

185

Vữa bê tông mác 250

0,85

0,466

324

185

Vữa bê tông mác 300

0,84

0,45

370

185

Bảng dự trù định mức sắt theo sàn bê tông

Ø

Ø 10 – 18

Ø > 18

Móng cột

20kg

50kg

Dầm móng

25kg

120kg

Cột

30kg

60kg

Dầm

30kg

85kg

Sàn

90kg

55kg

Lanh tô

80kg

85kg

Cầu thang

75kg

45kg

Lưu ý: Các thông số vật liệu đưa ra dựa trên kinh nghiệm và chỉ mang tính tham khảo.

>> Xem thêm: Cách tính diện tích đất xây dựng hiệu quả theo xu hướng mới năm 2024

3. Tính chi phí vật liệu làm móng nhà

Để tính toán chi phí làm móng nhà, bạn cần xác định được loại móng bạn mong muốn. Nếu có điều kiện đi khảo sát trắc địa ở nhiều nơi và tham khảo trực tiếp kinh nghiệm của gia chủ để biết gõ nguồn gốc, tính chất đất thì quá trình dự trừ chi phí sẽ dễ dàng hơn. Nếu trường hợp bạn không có thời gian đi khảo sát thực tế, bạn có thể liên hệ các đơn vị tư vấn thiết kế xây dựng để được hỗ trợ tốt nhất.

Cách tính vật liệu xây dựng làm móng nhà

Cách tính vật liệu xây dựng làm móng nhà

Thông thường, phần móng nhà sẽ được tính như sau:

  • Móng đơn: Đã bao gồm trong đơn giá xây dựng
  • Móng bằng một phương: 50% x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô
  • Móng bằng hai phương: 70% x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô
  • Móng cọc (ép tải): [250,000 vnd/m số lượng cọc chiều dài cọc] + [Nhân công ép cọc: 20,000,000 vnd]+ [Hệ số đài móng: 0.2 x diện tích tầng 1 (+sân) đơn giá phần thô]
  • Móng cọc (khoan nhồi): [450,000 vnd/số lượng cọc chiều dài cọc] + [Hệ số đài móng: 0.2diện tích tầng 1 (+sân)đơn giá phần thô].

Móng nhà là bộ phận nâng đỡ cho cả căn nhà, có móng tốt thì ngôi nhà mới kiên cố được. Bởi vậy, việc tính toán chi phí làm móng sẽ có chút phức tạp, khó khăn, bạn nên tìm hiểu kỹ và tham khảo đơn vị xây dựng.

4. Chọn vật liệu lợp mái

Bên cạnh móng nhà, mái nhà cũng là bộ phận vô cùng quan trọng giúp căn nhà của bạn tránh được nắng nóng, mưa bão. Tuy nhiên, đi cùng với sự phổ biến, trên thị trường hiện nay xuất hiện không ít sản phẩm tôn lợp mái kém chất lượng, không rõ nguồn gốc. Sử dụng những sản phẩm này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí cũng như sự an toàn của gia đình. Bởi vậy, chúng ta cần tìm hiểu kỹ sản phẩm, thị trường để chọn cho mình một thương hiệu tôn uy tín, đáng tin cậy.

Sản phẩm tôn Olympic được sự tin dùng của khách hàng

Sản phẩm tôn Olympic được sự tin dùng của khách hàng

Với hơn 30 năm kinh nghiệm và sử dụng dây chuyền sản xuất tôn uy tín được đạt chuẩn châu Âu, sản phẩm tôn Olympic tự hào mang đến cho khách hàng những sản phẩm tôn chất lượng nhất.  Hiện nay, Mỹ Việt đã triển khai hệ thống đại lý với hơn 3000 đại lý phân phối tôn Olympic chính hãng trên toàn quốc, phủ sóng ở hầu khắp các tỉnh, thành phố. Hoặc bạn có thể liên hệ tổng đài 0243 733 0866 (số máy lẻ 02) hoặc trung tâm bảo hành 1800 5777 86 (miễn phí cước gọi đến) để được hỗ trợ mua hàng tốt nhất.

Trên đây là thông tin về công thức tính vật liệu xây dựng mà Mỹ Việt Group muốn gửi đến quý bạn đọc. Bạn có thể tham khảo thêm nhiều bài viết liên quan để có thể chuẩn bị tốt hơn trong việc xây tổ ấm tương lai cho mình nhé!

Tags : bảng tính vật liệu xây dựng, cách tính vật liệu xây nhà 2024, chuẩn bị vật liệu làm móng nhà
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

Hệ thống đại lý